Hiển thị các bài đăng có nhãn ham-mom. Hiển thị tất cả bài đăng

Tổng quát về bệnh lý móm và hướng chữa trị

Khi nhắc tới móm, nhiều người nghĩ ngay tới niềng răng. Tuy nhiên, thực tế không phải loại móm nào niềng răng cũng được. Biểu hiện của móm dễ nhận biết: xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt, chưa kể các khó khăn khi ăn uống…

Nguyên nhân dẫn tới móm có thể do di truyền hoặc những thói quen thường gặp thời thơ ấu như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi… Phương pháp cắt xương hàm BSSO làm cho gương mặt trở nên hài hòa và nụ cười duyên dáng hơn. Ngày nay, để thuận tiện cho việc chuẩn đoán và điều trị móm được chia thành 2 dạng chính: móm do răng hoặc do xương hàm. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cat-ham-chua-mom/

Móm (khớp cắn ngược) do răng: móm dạng này vấn đề chính nằm ở phần răng cửa. Phương pháp xử lý đơn giản. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì phần răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới sự kém phát triển của hàm trên, làm gương mặt bị gãy, trông mất thẩm mỹ. Điều trị móm dạng này bác sĩ thường chọn phương pháp niềng răng, sử dụng 2 loại dụng cụ niềng tháo lắp và gắn chặt.
Tổng quát về bệnh lý móm và hướng chữa trị
Tổng quát về bệnh lý móm và hướng chữa trị

Móm (khớp cắn ngược) do xương hàm: dạng móm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển quá mạnh, hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước khiến cho răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới. Để điều trị cần phẫu thuật tạo hình, phương pháp này mang lại một hàm răng đẹp chỉ sau một lần. Phẫu thuật móm (vẩu hàm) đang được ưa chuộng trên thế giới, vì bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, nó còn đảm bảo về độ an toàn, không làm ảnh hưởng tới chức năng vùng răng, hàm, mặt. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-ham-mom-co-toan-khong/

Tuy nhiên, với một số trường hợp móm vừa do hàm vừa do răng, cần kết hợp niềng răng trước để đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện sau phẫu thuật. Phẫu thuật chữa móm chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, các dấu hiệu tăng trưởng đã ngừng lại và sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.

Phẫu thuật chữa móm (vẩu hàm dưới) kỹ thuật BSSO không cần nhổ răng. BSSO (từ viết tắt của từ Bilateral Sagittal Split Osteotomy) nghĩa là cắt cành bên hai xương hàm dưới đẩy lùi về sau. Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần nhổ răng, điều trị triệt để các trường hợp móm quá mức hay gọi là hàm cắn ngược hoặc vẩu hàm dưới.

Phương pháp cắt xương hàm BSSO mang lại hiệu quả cao trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trị móm qua một lần phẫu thuật, làm cho gương mặt trở nên hài hòa và nụ cười duyên dáng hơn.

Cách nhận biết móm như thế nào?


Trong nha khoa, răng móm hay còn gọi vẩu ngược, đây là một dạng sai lệch về khớp cắn rất phức tạp và khó điều trị.

>> Nha khoa nào tốt tại Tân bình
>> Nha khoa nào tốt ở bình thạnh

Móm răng không chỉ gây ảnh hưởng đến ăn uống và phát âm mà còn khiến khuôn mặt bạn bị biến dạng, mất đi sự cân đối và hài hòa vốn có.



Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móm răng: do di truyền, do những thói quen xấu trong thời thơ ấu như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, chống cằm, cắn bút… hoặc do trường hợp trẻ bị mất răng sữa sớm, không định hướng được cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Bạn có thể nhận biết móm răng bằng cách quan sát khuôn mặt qua gương và chụp hình cận mặt, cận miệng. Móm là tình trạng vòm răng hàm dưới bị đưa ra ngoài qua nhiều, bao phủ toàn bộ vòm răng hàm trên, gây ra sự mất cân đối giữa khuôn miệng và toàn bộ cấu trúc của gương mặt.

>> Nha khoa nào tốt tại Tân bình

Người bị móm răng thường có một số đặc điểm đặc trưng: vòm răng hàm dưới chìa ra phía trước quá mức, môi dưới trề ra, vòm răng hàm trên thụt sâu vào trong, tương quan giữa trán, mũi và cằm bị lệch.

Mẹo nhỏ khắc phục hôi miệng

Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều ngưới mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Hôi miệng có thể không phải là ta đau bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có tác dụng tâm lý rất mạnh. Y tế tiến bộ như nước Mỹ mà quan sát cho biết có cả trăm triệu người bị hôi miệng khi này khi khác trong cuộc đời.


Nha khoa tốt nhất tại quận 4 (http://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-tai-quan-4/)
Nha khoa tốt nhất tại quận 9 (http://phauthuathamhomom.com/dia-chi-nha-khoa-uy-tin-tai-quan-9/)

1. Đừng bỏ qua việc vệ sinh lưỡi

Theo Bozartfamilydentistry, khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hay dùng nước súc miệng tất cả đều cần thiết nhưng đừng quên vệ sinh lưỡi của bạn. Các chất thừa của thức ăn còn lại trong miệng hoặc giữa các kẽ răng, đó là cơ hội cho vi khuẩn gây ra hơi thở có mùi. Cách đơn giản là hãy sử dụng bàn chải vệ sinh khu vực lưỡi. Hãy làm việc đó thường xuyên hơn trong khi đánh răng, điều đó hạn chế vi khuẩn sản sinh nhằm giúp bạn có hơi thở tươi mát.



2. Sử dụng kẹo cao su

Bạn muốn "đánh bay" hơi thở có mùi? Hãy sử dụng kẹo cao su nhiều hơn. Khô miệng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Kẹo cao su sẽ giúp bạn cải thiện việc sản sinh nước bọt và đánh bay mùi khó chịu.

Bạn nên sử dụng kẹo cao su không đường, có chất xylitol để kích thích bài tiết nước bọt. Lượng nước bọt càng tăng thì khả năng tái tạo độ pH trong miệng càng tăng, giúp tăng cường tái tạo men răng. Xylitol có khả năng làm giảm vi khuẩn ở mảng bám thức ăn, ức chế sự hình thành a-xít gây sâu răng. Xylitol có vị the mát khi tan trong miệng.

3. Quế

Thường thì chúng ta hay sử dụng các tinh chất bạc hà có trong kẹo cao su cũng như nước súc miệng để khử mùi. Tuy nhiên, bạn hãy thử dùng quế. Một nghiên cứu gần đây được Big Red chỉ ra quế có khả năng triệt mùi cao. Quế có thể giúp chống lại các vi khuẩn tích tụ trong miệng của bạn. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.



4. Nước tốt cho hơi thở

Để có một hơi thở tốt, hãy uống nhiều nước hàng ngày. Hơi thở có mùi là do khô miệng vì thế, hãy giữ ấm cho cơ thể là một trong những chìa khóa chính để giữ nước bọt trong miệng của bạn.

5. Ăn một mẩu bánh mỳ

Điều này có thế khiến bạn ngạc nhiên. Hơi thở có mùi do nguyên nhân từ việc không có đủ carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng để giảm hàm lượng carbohydrate, hãy ăn một vài lát bánh mì. Trong bánh mì có lượng carb (tinh bột) giúp bạn cải thiện hơi thở rõ rệt. 

6. Nước súc miệng

Vì bạn luôn cho rằng đánh răng không hoàn toàn làm sạch miệng nên bạn có xu hướng sử dụng thêm nước súc miệng. Chúng có thể lấy hết các cặn bẩn tại những chỗ mà bàn chải khó tiếp xúc nhất như khu vực giữa răng và nướu. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc tới những loại sản phẩm trên thị trường, chúng thường chứa nhiều cồn. Nước súc miệng có chứa cholorine clioxide (CLO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. CLO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và còn có tính diệt khuẩn.

7. Tư vấn từ các bác sĩ

Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau để giữ hơi thở luôn thơm mát:

- Củ hành tây, ớt và tỏi nóng

- Cà phê, bia, rượu vang và rượu whisky

- Carbohydrate tinh chế như đường trắng, bánh mì trắng

- Thịt và trứng

- Một số loài cá như cá cơm và rong biển

Nếu bạn áp dụng tất cả các cách trên nhưng vẫn thấy hơi thở có mùi, đó là lúc bạn cần lời khuyên từ các nha sĩ. Có thể bạn đang bị các bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới sâu răng, bệnh nướu răng... tất cả đều có thể gây ra hôi miệng.

Được tạo bởi Blogger.