Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan-sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Những bệnh răng miệng dễ tấn công người lớn tuổi

Những tổn thương răng miệng ở người cao tuổi không thể tránh khỏi việc gây ra những cơn đau nghiêm trọng tới răng miệng. Muốn cải thiện các cơn đau răng thì nên tìm ra đúng nguyên nhân đúng bệnh gây ra để cải thiện cơn đau một cách tốt nhất nhé! Để hạn chế các cơn đau một số trường hợp sẽ được kê đơn sử dụng thuốc giảm đau, amoxicillin hoặc thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh bị dị ứng với nhóm penicillin, lựa chọn metronidazole cũng có thể được chấp nhận.


>>Điều trị răng sâu tại Quận Tân Bình
>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 1

1. Đau răng



Người cao tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ mắc phải các bệnh cao. Đây không chỉ là do quá trình lão hóa tự nhiên, khiến hệ miễn dịch kém mà còn là quá trình lâu dài hình thành từ những thói quen hàng ngày vô tình gây nên. Trong đó các bệnh về răng cũng là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và bệnh răng miệng dễ tấn công người già nhất. Để bảo vệ răng miệng của mình tốt theo thời gian thì bạn cùng chúng tôi điểm qua một số thủ phạm phá hoại răng để biết cách phòng tránh hiệu quả ngay sau đây nhé! 

2. Sâu răng


Đây là một trong những bệnh phổ biến hàng đầu ở răng miệng, nếu như không điều trị sâu răng sớm thì bạn có thể bị tổn thương răng toàn bộ răng. Đối với người cao tuổi thường dễ bị sâu răng do sử dụng nhiều đồ ngọt, ngại thăm khám răng miệng hay hạn chế trong việc tìm hiểu thông tin về các vấn đề nha khoa

Đáng lưu ý, không phải cứ ăn nhiều thực phẩm ngọt như đường, bánh kẹo mới gây tác động xấu. Việc ăn nhiều trái ngọt, ăn vặt lắt nhắt cả ngày cũng làm răng bị sâu. Vấn đề bắt nguồn từ lượng đường và axit có trong chúng gây hình thành mảng bám quanh răng và dần dần phá hủy chúng. Bạn nên súc miệng sau mỗi lần ăn sẽ mang lại tác dụng ngăn ngừa đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm lượng tiêu thụ đường và duy trì đánh răng hai lần một ngày.

3. Mẻ răng

Vấn đề này bao gồm răng bị hư hỏng, mòn hoặc các vết hàn trước đây bị bong ra. Một trong những trường hợp gây đau đớn nhất là vụn răng cắm vào các mô mềm trong khoang miệng, gây viêm loét. Cảm giác nhức nhối này sớm được loại bỏ khi bạn đến các phòng khám nha khoa để gắp chúng ra. Nếu là mảnh răng nhỏ, đôi khi nó sẽ tự bung ra và vết loét sẽ lành.

4. Viêm lợi và hiện tượng chảy máu chân răng

Viêm lợi không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nó còn “quấy rầy” nhiều lứa tuổi khác. Ngoài viêm lợi, bệnh nướu răng cũng khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong có mảng bám là thủ phạm chính gây bệnh. Mảng bám này được hình thành từ hỗn hợp thức ăn, nước bọt và vi khuẩn.

Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Nếu thấy đau, rất có thể bệnh đã tiến triển đến mức mất xương vùng xung quanh răng, dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng, sưng, đau, và phá hủy xương, răng trên diện rộng. Thậm chí nó có thể gây mất răng. Song khoảng 90% các vấn đề về nướu dễ dàng được ngăn ngừa bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ

5. Vấn đề ở các mô mềm

Hiện tượng dễ dàng được nhận diện bởi các cục, vết loét màu trắng hoặc bản vá lỗi có trong miệng. Thông thường sự xuất hiện của các vết loét là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, nếu nó không được chữa lành trong vòng hai tuần hoặc không xác định được nguyên nhân thì bạn nên tiến hành kiểm tra. Tương tự, nếu các bản vá lỗi gây chảy máu hoặc có xu hướng lan rộng thì bạn cần cảnh giác cao bởi nó rất có thể là dấu hiệu của một dạng ung thư miệng di căn. Các vấn đề về mô mềm thường xảy ra ở đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống rượu. Đáng báo động, nguy cơ mắc bệnh ở những người này thường cao gấp mười sáu lần so với những người không “dính dáng” đến nó

6. Các vấn đề liên quan đến răng giả

Một trong những vấn đề có thể xảy ra là hiện tượng loét lợi khi đeo răng giả. Trong trường hợp này cần nhanh chóng chỉnh lại vị trí hàm răng. Theo thời gian, đeo răng giả sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn lưu ý thường xuyên vệ sinh chúng bằng nước lạnh với kem đánh răng. Lúc về đêm, nên tháo răng ra ngâm vào nước sạch để giúp lợi được nghỉ ngơi

Đây là những chứng bệnh liên quan tới răng miệng thường gặp mà bạn nên biết rõ để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh này. Đối với những người cao tuổi thì nên dề phòng cảnh giác cao các bệnh này nhé!

Sâu răng hàm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng hàm ở trẻ em. Cho dù nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì nó cũng gây ra những tác hại không mong muốn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các phụ huynh rất quan tâm về vấn đề trẻ bị sâu răng hàm và chữa trị bằng cách nào tốt và hiệu quả nhất.



Trẻ em bị sâu răng hàm chữa bằng cách nào tốt và hiệu quả nhất.

Hiện tượng sâu răng hàm ở trẻ rất phổ biến, một phần vì trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây hại cho răng còn yếu. Nhưng đáng nói là do phụ huynh không thường xuyên quan tâm vệ sinh răng miệng của con em mình. Từ đó để các vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và phát triển gây ra sâu răng hàm.
Trẻ em bị sâu răng hàm gây ra những tác hại

Tác hại ban đầu dễ thấy nhất khi trẻ em bị sâu răng hàm là trên bề mặt răng có những lỗ hổng sâu màu đen và dần lan rộng ra. Sâu răng hàm làm cho trẻ bị đau nhức và la khóc.

Vì đau nhức nên trẻ làm biếng ăn. Răng bị sâu ảnh hưởng đến việc ăn nhai của trẻ dẫn đến tiêu hóa thức ăn không được tốt.


Răng bị sâu ảnh hưởng đến việc ăn nhai của trẻ, làm bé biếng ăn, tiêu hóa thức ăn không được tốt.

Không chỉ vậy, nếu răng hàm bị sâu mà để lâu không chịu điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến tủy dẫn đến viêm tủy răng và các vấn đề răng miệng liên quan.

Việc răng hàm bị sâu nhổ ở trẻ nhỏ và thực hiện nhổ sớm sẽ rất dễ làm cho chiếc răng sau này mọc lên không đúng vị trí hoặc chen lấn với các răng kế bên… Khi lớn lên, hàm răng của bé sẽ không được đều đẹp.
Điều trị trẻ em bị sâu răng hàm ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng ăn nhai quan trọng nhất trong khoang miệng. Nó giúp bé có thể nhai, xé thức ăn nhưng nếu bị sâu thì tác dụng đó sẽ không còn nhiều, ngược lại thức ăn dính vào sẽ làm bé đau nhức hơn.

Chiếc răng hàm được tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa, nó được xem là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trong quá trình thay răng của bé vào khoảng 5 tuổi. Và thực tế, chiếc răng hàm này cũng là nơi dễ bị sâu răng nhất vì nó là nơi thực hiện nhai, đồ ăn sẽ dễ bám lại nhất.


Răng hàm được tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa, nó được xem là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất.

Tuy nhiên, việc điều trị sâu răng hàm ở trẻ phù thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất. Thường thì sâu răng hàm của trẻ sẽ rơi vào 3 trường hợp: lúc mới chớm sâu, răng hàm bị sâu nặng và trường hợp răng hàm bị sâu quá nặng ảnh hưởng đến tủy.

Biểu hiện triệu chứng sâu răng không chỉ ở các lỗ trên răng

Chính vì thế mỗi người cần chú ý nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh sâu răng để có phương pháp khắc phục sớm, tránh tình trạng sâu răng phát triển gây hại cho răng miệng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng ở giai đoạn sớm.


Thông thường khi nói tới bị sâu răng là hầu hết mọi người đều nghĩ tới đó là các lỗ xuất hiện trên bề mặt răng. Tuy nhiên, sâu răng là một bệnh có diễn biến lâu dài, khi thấy xuất hiện các lỗ đen trên bề mặt thì tình trạng sâu răng đã phát triển nặng và nếu để lâu sẽ gây phá hủy răng.



Hay mắc kẹt thức ăn ở kẽ hoặc bề mặt răng
Rất nhiều người thường không mấy quan tâm tới dấu hiệu này của bệnh sâu răng vì cho rằng đó là hiện tượng bình thường và chỉ cần dùng tăm xỉa răng là được. Bạn có biết khi bị sâu răng, vi khuẩn tấn công sẽ tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc xung quanh 2 bên răng làm gia tăng khoảng cách giữa các năng khiến cho thức ăn dễ bị dắt vào. Chính vì thế, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng thức ăn bị giắt vào kẽ răng sau khi ăn thì cần chú ý tới bệnh sâu răng để điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chăm sóc và có thẻ cần kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện kịp thời bệnh sâu răng.

Răng ngả màu sẫm
Thông thường đây là dấu hiệu của các mảng bám trên răng do thức ăn bám vào, vệ sinh răng miệng kém hoặc là dấu hiệu cho thấy răng đang gặp phải vấn đề về dinh dưỡng có liên quan tới bệnh răng miệng mà nhiều người không hay biết tới.

Răng cũng là một bộ phận quan trọng của cơ thể đảm nhận nhiệm vụ cụ thể nên cũng được nuôi dưỡng và hoạt động nhờ dưỡng chất, đó là các chất từ tủy răng. Nếu răng bị sâu sẽ gây rối loạn cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Từ đó khiến cho răng có biểu hiện bị ngả màu sẫm.



Ê buốt răng thường gặp phải khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt và chua, thậm chí là hít phải không khí lạnh cũng có cảm giác răng bị ê buốt. Cảm giác ê buốt răng là hiện tượng của chứng buốt chân răng khi vi khuẩn tấn công làm hỏng răng.

Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng
Khi răng khỏe mạnh, lớp men ngoài cùng của răng trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong. Những đốm trắng đục là những biểu hiện đầu tiên khi vi khuẩn sâu răng tấn công, hầu hết tất cả mọi người nhìn thấy nhưng đều bỏ qua dấu hiệu này. Họ không biết rằng quá trình sâu răng bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng dẫn đến sự xuất hiện của những đốm trắng đục.

Một số răng không còn khả năng nhai
Đây có thể là biểu hiện của sâu răng khi đã phát triển đến mức độ nặng. Khi đó sâu răng đã ăn dần đến tủy và chân răng gây ra cảm giác đau và ê buốt. Nặng hơn chân răng bắt đầu xuất hiện mủ gây phá hủy răng rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời hiệu quả sẽ có thể phá hủy răng. Đây là dấu hiệu hay gặp ở những người lớn tuổi.

Như vậy, các triệu chứng của bệnh sâu răng không chỉ đơn thuần chỉ là các lỗ đen xuất hiện trên răng như vẫn thường thấy mà còn gồm cả các biểu hiện nêu trên. Các bạn cần chú ý để phát hiện và xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của mình. Nếu nhận thấy xuất hiện các biểu hiện nêu trên thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và xác định chính xác tình trạng.

Sâu răng - Nguyên nhân và hướng giải quyết

Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theohình thể giải phẫu của răng. Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. 

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.

Những nguyên nhân gây sâu răng
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cáchcác vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng ( xem thêm cơ chế gây sâu răng ).


Chải răng đúng cách, đúng thời điểm nhằm loại bỏ hết nguồn nguyên liệu cho vi khuẩn tổng hợp nên các chất gây hại cho răng là cách tốt nhất trong việc phòng và chống sâu răng

Dùng nước xúc miệng nhằm mục đich diệt và làm giảm số lượng vi khuẩn làm cắt chuỗi liên hoàn gây sâu răng

Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là nguyên liệu quan trọng để vi khuẩn sử dụng dinh dưỡng và thải ra sản phẩm chuyển hóa là acid gây xói mòn và tạo lỗ thủng trên men răng, có hại nhât là thói quen ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển bởi một sô lượng lớn vi khuẩn thường xuyên cư trú trong mảng cao răng.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị răng sâu như thế nào?

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.


Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đóhàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

 Hàn răng bằng Glass Ionomer Cement ( Cement thủy tinh ) Sản phẩm thương mại là Fuji VII, Fuji IX
Hàn răng bằng Amangam ( Một ợp kim gồm Bạc, đồng, thủy ngân và một vài hợp kim khác )
 
Hàn răng bằng Composite

Hàn răng bằng sứ đúc inlay
Hàn răng bằng Composite


Phòng bệnh sâu răng
Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường hoặc chải răng đúng cách ngay sau khi ăn Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. 

Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Được tạo bởi Blogger.