Hiển thị các bài đăng có nhãn rang implant. Hiển thị tất cả bài đăng

Ai không nên trồng răng Implant?

Là phương pháp tối ưu nhất trong việc thay thế răng bị mất, cũng như phục hình lại hàm răng của bạn. Cấy răng Implant đang là một phương pháp hiệu quả và kỹ thuật cao trong nha khoa.

Hầu như ai mất răng đều có thể trồng răng Implant nếu đã đến tuổi trưởng thành, sức khỏe ổn định, đủ khối lượng xương cần thiết và không mắc một số bệnh mãn tính. Các bác sĩ khuyến cáo một số trường hợp không thể phẫu thuật Implant vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thành công của quá trình cấy ghép.
Trẻ em đang lớn
Sâu răng tuổi học đường và cách phòng chống
Những thiếu niên dưới 17 tuổi được các bác sĩ khuyến cáo không nên trồng răng implant. Nguyên nhân do ở độ tuổi này, xương hàm mặt đang phát triển và bình ổn nên việc cấy ghép sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.
Phụ nữ mang thai
Chị em không nên phẫu thuật implant khi đang mang thai mà tốt nhất nên đợi sau khi sinh xong. Khi cấy ghép sẽ phải sử dụng đến tia X-quang, một số loại thuốc và tâm lý có thể hơi căng thẳng và bệnh nha chu thời kỳ này cũng tăng cao nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và kết quả cấy ghép. Sau khi phẫu thuật trồng răng implant, chị em vẫn có thể mang thai khi chờ phục hình trên răng với những phương thức đòi hỏi từ 3 tháng – 1 năm làm phục hình.
63731843_subscription_xl-696x662
Người có bệnh mãn tính
Bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt thì cũng không nên trồng răng implant vì khả năng làm lành vết thương chậm và dễ nhiễm trùng. Nếu người bệnh uống thuốc đầy đủ, kiểm soát tốt mức đường huyết thì vẫn có thể ghép răng implant.
Người mắc bệnh bạch cầu, cường cận giáp (hoạt động bất thường của tuyến cận giáp), người đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư, suy thận, suy giảm hệ thống miễn dịch hay có van tim nhân tạo cũng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị implant.
Người bị rối loạn tâm thần
Bệnh nhân rối loạn tâm thần đang phải điều trị hoặc người trải qua căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng không nên trồng răng implant. Nguyên nhân do tinh thần của họ đã bị căng thẳng và liệu pháp cấy ghép nha khoa có thể khiến họ căng thẳng thêm và không thể chịu đựng được. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cấy ghép.
Người nghiện thuốc nặng
nguyen-nhan-khien-rang-nga-vang
Tỷ lệ phẫu thuật implant thất bại ở những người nghiện thuốc cao hơn 10% so với người không hút thuốc. Thuốc lá ngăn cản sự lành thương của xương ghép, giảm độ rắn chắc của xương cũng như dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Do đó, bác sĩ đều khuyên bệnh nhân bỏ thuốc 2 – 4 tuần trước khi cắm ghép và 4-6 tuần sau khi trồng răng implant.
Xương không đủ dầy
Vì xương không đủ dầy nên trụ implant không thể gắn chặt chẽ với xương hàm để giúp răng implant luôn vững chắc. Hoặc với bệnh nhân có mật độ xương thấp hay hay khe răng quá hẹp cũng không thể cấy ghép răng implant.
Sau cấy ghép, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng tốt để giữ cho xương và nướu quanh mô cấy ghép luôn khỏe mạnh. Những người bị viêm khớp nặng hoặc khuyết tật khác ảnh hưởng đến sự vận động của bàn tay, cánh tay cũng không phải là trường hợp lý tưởng để phẫu thuật implant vì họ gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng nên ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép.

Các trường hợp trên đây chỉ mang tính tham khảo, để biết chi tiết, bạn nên đến các nha khoa uy tính để được tư vấn là đưa ra phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

MẤT RĂNG THỰC SỰ ẢNH HƯỞNG LỚN TỚI SỨC KHỎE

Ở một số quốc gia, người dân vẫn chưa thấy rõ vai trò của sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng, mặc dù gánh nặng của các bệnh này gây tổn thất kinh tế không nhỏ cho gia đình và xã hội.  bài viết này muốn bạn biết thêm về sự ảnh hưởng của việc mất đi và những hậu quả do nó gây ra





1. Khó khăn trong việc ăn nhai


Nếu bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ viên thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến nguy cao7 mắc bệnh về hệ tiêu hóa của người mất răng cao hơn người bình thường. Mặt khác, việc mất răng bắt buộc bệnh nhân phải chọn những thức ăn mềm hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của bệnh nhân dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. 

2. Xương hàm bị thoái hóa (tiêu xương hàm)


Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương. Nếu răng bị mất, lực tác động không còn, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Khi xương hàm ngày càng tiêu bớt đi, dây thần kinh càng gần niêm mạc miệng. Nếu bệnh nhân sử dụng hàm giả thì hàm giả chạm vào dây thần kinh gây đau. 


3. Lão hóa sớm


Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại


Khi răng bị mất mà không được phục hồi, giống như “hiệu ứng domino”, các răng còn lại cũng bị ảnh hưởng theo.
Khi còn đầy đủ các răng thì mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, lực nhai trải đều ra. Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.

Đặc biệt, răng hàm bị mất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai sẽ tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Những khoảng trống này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng cửa bị lung lay và buộc phải nhổ bỏ.
XEM THÊM:
>> https://benhvienranghammat.com.vn/trong-rang-implant-co-nguy-hiem-khong.html>> https://benhvienranghammat.com.vn/co-nen-trong-rang-implant.html

5. Ảnh hưởng đến xoang hàm


Khi tất cả răng hàm phía trên còn đầy đủ, xoang hàm vẫn giữ nguyên vị trí vốn có của nó ở khoảng giữa đầu và mũi. Nhưng khi răng hàm phía trên bị mất, xương tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở rộng ra và phá hủy xương hàm từ trong ra bên ngoài. Răng đối diện ở hàm dưới sẽ trồi lên và làm chấn thương nướu răng hàm trên. Nếu muốn phục hồi lại răng đã mất thì phải sử dụng phương pháp mổ nâng xoang. Nhưng điều này có thể tránh được nếu phục hồi sớm những răng đã mất với phương pháp đúng đắn nhất.

6. Bệnh đau đầu do mất răng


Răng bị mất thì lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường làm ảnh hưởng đên dây thần kinh kết nối hai xương hàm (bệnh loạn năng thái dương hàm) gây đau đầu là triệu chứng thường thấy của bệnh này.
Mất răng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ mất răng tỉ lệ thuận với số tuổi. Cùng với tình trạng bệnh lí như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, loãng xương,…thì việc can thiệp nha khoa ở người cao tuổi là một thách thức đối với các bác sĩ nha khoa. Để thực sự trở thành người đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi thì người bác sĩ nha khoa phải am tường sức khỏe tổng quát của bệnh nhân mới có thể lựa chọn phương pháp can thiệp nha khoa thích hợp nhất. 
Được tạo bởi Blogger.