Đây là việc cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ một phương pháp phục hình răng thẩm mỹ nào. Bởi nếu không loại bỏ mô răng bị sâu, mầm bệnh sâu răng có thể làm răng bị sâu nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng đễn những răng bên cạnh khác. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, nếu răng sâu quá nặng sẽ không thể duy trì được.
Bị sâu răng cửa gây mất thẩm mỹ cho hàm răng rất nhiều
Răng nào bị sâu cũng cần phải điều trị, loại bỏ vết sâu trên răng.
Do đó, kỹ thuật nạo bỏ vết sâu cũng đòi hỏi bác sĩ phải làm chính xác, để làm sach vết sâu, không bỏ sót, đồng thời không phạm vào mô răng. Đặc biệt là sâu răng cửa, có thân răng mảnh hơn những răng hàm khác, nếu việc nạo vết sâu quá làm mất quá nhiều mô răng thật thì phần răng còn lại sẽ rất ít, khiến cho việc phục hình lại khó khăn hơn và cũng rất khó để đạt được vẻ thẩm mỹ cao nhất.
2. Khắc phục sâu răng cửa bằng cách nào?
Sau khi điều trị răng sâu cửa, các nha sỹ luôn khuyên nên phục hình lại bằng một trong hai cách là bọc răng sứ hoặc hàn trám lại. Việc phục hình lại là cách để bảo vệ phần mô răng thật còn lại, đồng thời để bệnh sâu răng không tái phát trên mô răng thật.
- Trám răng: Phương pháp hàn trám hiệu quả khi vết sâu răng nhỏ, vết sâu ở mặt trong của răng cửa. Chất liệu trám cần có màu tương đồng với màu răng nên chủ yếu sử dụng composite để trám. Khi răng cửa sâu lớn,việc trám răng khó đạt được tiêu chuẩn thẩm mỹ cao nhất, miếng trám lớn cũng dễ bị bong tróc và sẽ đổi màu sau một khoảng thoài gian ăn nhai. Cho nên trám răng ít được chỉ định trong trường hợp này.
Bị sâu răng cửa nếu bị nặng quá có thể tiến hành nhổ bỏ răng sâu và trồng răng mới
- Bọc răng sứ: Sứ là chất liệu có màu sắc có thể đạt độ trùng hợp 100% với răng cửa bị sâu và với tất cả các răng trên toàn cung hàm.
- Trồng răng: Nếu trường hợp răng cửa bị sâu quá nặng, không thể bảo tồn được chân răng tự nhiên thì có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định nhổ răng để trồng một thân răng mới.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét