Hiện tượng chảy máu chân răng luôn là một trong những thắc mắc được gửi đến rất nhiều tại các trung tâm nha khoa. Vì sao lại có hiện tượng đó, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy củng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Mỗi khi ban đánh răng thường thấy có máu lẫn trong bọt kem, nhiều lúc bạn bỏ qua hiện tượng này hoặc cho đó là việc bình thường vì nghĩ rằng do mình chải răng quá mạnh. Nhưng sẽ là bất thường nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và nặng hơn là máu chảy tự nhiên, khi đó bạn sẽ thấy tanh trong miệng. Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng,….ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như hôi miệng, ngứa lợi, sưng lợi, lợi đỏ tấy.
Cần biết rõ nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng
Nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân chủ yếu là do viêm lơi, viêm quanh răng,. Do tình trạng nha chu bị tổn thương khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, xung huyết nên khi đánh răng gây rác động sẽ bị chảy máu. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng,…dẫn đến viêm lợi và biến chứng chảy máu răng khi đánh răng.
Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân nguy hiểm nhưng ít gặp hơn đó là do xuất huyết giảm tiểu cầu. Kèm theo đó là sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da dù có làm căng da, cấu véo cũng không biến mất.
Mức độ nguy hiểm
>> Cách trị bệnh chảy máu chân răng
Mức độ nguy hiểm sẽ tùy theo từng loại bệnh, với các bệnh đơn thuần như viêm lợi, viêm quanh răng thì không quá nguy hiểm vẫn có thể điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng và có biện pháp phòng ngừa thì cũng sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ như: rụng rặng, tụt lợi,….
Còn với bệnh suy giảm tiểu cầu thì rất nguy hiểm, tốt hơn hết bạn cần đi xét nghiệm máu để có phương hướng điều trị tốt nhất.
Cách điều trị và phòng ngừa
Cách điều trị:
Khi có hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng, miệng hôi, lợi bị sưng đỏ,.. thì nên đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng, làm sạch răng. Sử dụng các thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn
Phòng ngừa
Tạo thói quen đánh răng sau khi ăn, ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sử dụng bàn chải cọ mềm, không đánh răng quá mạnh, đánh đúng cách.
Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và các mảng bám.
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn bị mắc trong kẽ răng.
Ăn uống đủ chất nhất là vitamin C.
6 tháng 1 lần nên đi khám răng, lấy cao răng 3 tháng 1 lần.
Việc bảo vệ răng miệng là 1 việc làm cần thiết mà chúng ta nên hành động ngay từ bây giờ.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét