Bạn muốn đi trám để phục tình trạng răng cửa bị mẻ đảm bảo cả hiệu quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, nhưng vẫn còn băn khoăn trám răng cửa bao nhiêu tiền và có bền không? Những thông tin được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất những câu hỏi đó.
1/ Trám răng cửa bị mẻ bao nhiêu tiền
Trám răng cửa bị mẻ bao nhiêu tiền. Để biết được mức giá trám răng tại Nha khoa KIM thời điểm hiện bạn có thể tham khảo bảng giá sau đây, tuy nhiên tùy thuộc vào độ phức tạp của vết trám mà chi phí trám răng có sự dao động khác nhau. Sau khi thăm khám cụ thể nha sỹ sẽ đưa ra một mức chi phí cụ thể cho bạn.
Bảng giá trám răng sâu
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Trám tạm Eugenate | 1 răng | 100,000 |
Trám bít hố rãnh | 1 răng | 200,000 |
Trám răng sữa | 1 răng | 200,000 |
Trám GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji) | 1 răng | 250,000 |
Trám cổ răng | 1 răng | 300.000 |
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH | 1 răng | 500,000 |
Trám Inlay – Onlay sứ | 1 răng | 4,000,000 |
2/ Một số thông tin cần thiết về trám răng thẩm mỹ
Tình trạng răng vỡ, mẻ ở mức độ nhỏ thì hoàn toàn có thể tiến hành hàn trám để khôi phục lại hình dáng ban đầu. Đây được gọi là phương pháp trám răng thẩm mỹ với việc nha sỹ sử dụng vật liệu composite trám bít vào chỗ răng mẻ hay còn gọi là bù men nhân tạo nhằm che đi khuyết điểm của răng.
Composite thường được sử dụng phổ biến cho răng cửa bởi màu sắc tự nhiên, có thể lựa chọn tông màu phù hợp với màu răng của bạn, do đó sau khi trám hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp. Đây chính là ưu điểm cơ bản của trám răng thẩm mỹ.
Thao tác trám cũng khá đơn giản và được thực hiện trong khoảng 15-20 phút, sau khi vật liệu được trám thẩm mỹ và điều chỉnh hình dáng thì nha sỹ sẽ chiếu đèn laser quang trùng hợp trong vòng 20-40 giây để đông cứng vết trám. Công nghệ Laser Tech đang áp dụng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một kết quả trám bít tốt nhất.
Thao tác hàn trám nhẹ nhàng với sự thực hiện của các nha sỹ giàu kinh nghiệm sẽ đem đến một kết quả trám răng bền chắc nhất. Công nghệ Laser Tech mới nhất theo tiêu chuẩn Pháp sẽ giúp tăng độ kết dính giữa vật liệu trám và bề mặt răng mà hoàn toàn không xâm lấn đến cấu trúc của răng, không gây nên cảm giác ê buốt trong và sau khi trám.
Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về “Trám răng cửa bao nhiêu tiền và có bền không?”, hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa để được các bác sĩ tư vấn chi thiết và cụ thể hơn.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét