Miệng hô có thể do răng hoặc do xương hàm. Các đặc điểm hô này sẽ chi phối trực tiếp đến việc lựa chọn phương án điều trị niềng răng hay phẫu thuật hàm. Bởi vậy, nếu nhận diện và phân biệt hô hàm và hô răng sẽ giúp bệnh nhân dự đoán bước đầu được hướng điều trị cũng như chi phí cần chuẩn bị cho ca chữa trị.
Cho nên, để nhận diện được răng hô là như thế nào, trước hết bạn cần quan sát kỹ thật kỹ hàm răng của mình nhé. Nếu cần hãy dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ như gương soi, máy chụp hình, thức đo thì càng có kết quả chuẩn xác hơn.
Tương quan khuôn mặt không chuẩn:
Trước hết hãy nhìn các góc nghiêng, nếu thấy đường kéo từ trán xuống tới miệng là một đường trượt ra phía trước thì khả năng bạn bị hô là rất cao.
Tiếp đó hãy nhìn ảnh chụp từ trên xuống, nếu bạn nhìn thấy miệng hoặc cằm của mình thì cũng có khả năng là đã bị hô.
Tương quan hai hàm răng không chuẩn:
Bạn thử ngậm khít hai hàm răng lại với nhau, nếu như hàm răng dưới phủ ngoài hàm răng trên thì có nghĩa đã bị hô ngược (tức là móm).
Nếu hàm răng trên ở ngoài hàm răng dưới nhưng thử cảm nhận xem rìa răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 thân trong của răng cửa hàm trên không. Nếu chạm cao hơn và sâu hơn, hoặc chạm hẳn vào nướu thì khả năng đã bị hô.
Tương quan răng với xương hàm không chuẩn:
Ảnh chụp nghiêng răng sẽ cho bạn thấy rõ điều này. Nếu bạn thấy từ chân răng xuống tới rìa răng không tạo thành một đường song song với phương thẳng đứng thì có nghĩa là răng đã mọc vểnh ra ngoài, mất cân xứng với xương hàm nên gây ra hô vẩu.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét