Hiển thị các bài đăng có nhãn be-moc-rang-chay-mau. Hiển thị tất cả bài đăng

Quy trình niềng răng đạt chuẩn


Quy trình chính là yếu tố quyết định sự thay đổi của hàm răng theo chiều hướng nào và tốc độ ra sao, có an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân hay không. Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa có quy trình điều trị đạt chuẩn, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng.


>> Răng sâu có nguy hiểm không
>> Răng sâu gây hôi miệng
>> Sâu răng số 8 hàm trên

Thông thường quá trình niềng răng cho trẻ em thực hiện gồm các bước sau:


 ​

– Bước 1: Thăm khám sơ bộ: Chụp X Quang để phân tích tương quan cấu trúc hàm mặt; Đo tương quan khớp cắn; Tư vấn loại khí cụ và hướng điều trị cho bệnh nhân

– Bước 2: Lấy thông số dấu hàm để chỉ định or thiết kế khi cụ cho phù hợp, đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết

– Bước 3: Gắn khí cụ lên răng và chỉ định lực xiết phù hợp

– Bước 4: Theo dõi tiến trình di chuyển của răng và kết thúc điều trị khi hàm răng ổn định như ý

Dựa vào những tiêu chí trên đây sẽ giúp bạn có thể chọn được một trung tâm nha khoa tốt, uy tín để chỉnh nha niềng răng cho trẻ.

Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em

Có khá nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình còn nhỏ, còn răng sữa nên ít quan tâm tới việc chăm sóc răng cho bé. Thực tế cho thấy tỉ lệ trẻ em gặp các vấn đề răng miệng rất cao và cần phải thực hiện nhổ răng. Vậy bạn cần biết những lưu ý khi nhổ răng trẻ em là gì để có sự chuẩn bị tốt và tạo sự thoải mái cho trẻ.


>> Nha khoa tốt nhất tại quận 12

Thông thường, khi bé từ 6 tháng – 10 tháng thì sẽ mọc răng sữa. Những chiếc răng đầu tiên này sẽ giúp bé làm quen với việc nhai thức ăn nên việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.

- Các răng sữa mọc lên kích thích xương hàm phát triển, chuẩn bị cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, xương hàm không phát triển bình thường, không đủ chiều rộng sẽ khiến các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị thiếu chỗ, dễ mọc ngầm, mọc lệch gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.


- Nếu nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm (trước 5 tuổi) thì nguy cơ xương hàm trước sẽ không được nở nang đều đặn khiến hàm trên dễ bị thụt lùi ra phía sau.

- Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai và duy trì khớp răng vĩnh viễn tốt. Nếu không may nó bị hư, mẻ, không phục hồi lại được thì nên quyết định nhổ sớm trước khi răng số 7 mọc càng sớm càng tốt, các mầm răng số 7 có thời gian di chuyển về phía gần ngay trong xương hàm và sau này sẽ mọc thế chỗ răng số 6 được.

- Phụ huynh không nên nhổ răng bằng chỉ cho trẻ, điều này rất nhiều ba mẹ làm với con mình. Việc làm này dễ gây chảy máu nướu răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm. Ngoài ra nếu bé đang gặp một số bệnh như máu không đông thì việc tự nhổ răng tại nhà sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nhổ răng trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn hay nghĩ. Đã có rất nhiều trường hợp ba mẹ tự nhổ răng ở nhà cho con gây nhiễm trùng, rách nướu…Vì vậy bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng trẻ em để con trẻ mình có được sự thoải mái và an toàn nhé.

Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

(Trích câu hỏi khách hàng) Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay được 12 tuổi, hàm trên của bé răng mọc không đồng đều, khấp khểnh, thụt vào thụt ra trông mất thẩm mỹ. Em có nghe mấy chị đồng nghiệp khuyên nên cho bé niềng răng ngay bây giờ. Nhưng em chưa yên tâm vì bé đang còn nhỏ, nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho em độ tuổi thích hợp niềng răng trẻ em khi nào, bé nhà em giờ có thể niềng răng được chưa. Em cảm ơn nhiều. (Phương Loan, Bình Định)



Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô móm… các bậc cha mẹ nên quan sát và chi bé đến gặp bác sĩ để kịp thời nắn chỉnh lại răng. Việc nắn chỉnh lại răng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay cả khi trong giai đoạn răng sữa. Nếu chậm trễ hay bỏ qua thời điểm niềng răng cho trẻ em chỉ càng khiến tình trạng răng của trẻ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khi trưởng thành và kéo dài thời gian niềng răng hơn.


Niềng răng cho trẻ em được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn răng sữa (Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa – 5 tuổi)

Nếu trong giai đoạn này trẻ không được nắn chỉnh răng phù hợp, kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn về sau.

Trong giai đoạn này, trẻ thường hay bị sâu răng và việc nhổ bỏ răng sữa sớm sẽ làm cho các răng còn lại có chiều hướng mọc lệch vào chỗ khoảng trống của chiếc răng đã mất, điều này làm cho các răng vĩnh viễn bên dưới xương hàm không đủ khoảng trống để mọc lên trên, điều này rất dễ gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ sau này.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ rất ít chỉ định niềng răng cho trẻ mà thường áp dụng các phương pháp điều chỉnh răng trẻ mọc đúng hướng.

- Giai đoạn răng hỗn hợp (Trẻ từ 6 – 12 tuổi)

Ở giai đoạn này, sự phát triển của răng ở trẻ đã dần được ổn định. Răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa.

Việc niềng răng trong độ tuổi này giúp điều chỉnh sớm những lệch lạc của răng hiện tại và sắp xếp các khoảng trống phù hợp để các răng vĩnh viễn mọc theo đúng vị trí. Đây là giai đoạn, xương hàm của trẻ phát triển tương đối ổn định nên thích hợp cho việc chỉnh sửa những sai lệch như răng hô móm, răng mọc lệch, lộn xộn và giúp cho quá trình điều trị sau này trở nên đơn giản hơn.

- Giai đoạn răng vĩnh viễn (Trẻ từ 13 – 21 tuổi)

Giai đoạn răng vĩnh viễn hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này xương hàm sẽ phát triển rất nhanh, và các vấn đề về xương hàm như hô, móm, các vấn đề về răng như mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… sẽ biểu hiện rõ ràng nhất. Việc chỉnh nha niềng răng ở giai đoạn này bác sĩ thường dựa vào sự phát triển trên tổng thể khuôn mặt và hàm răng của trẻ để lên kế hoạch nắn chỉnh răng phù hợp nhất với khuôn mặt của trẻ.

Việc nắn chỉnh răng cho bé đúng thời điểm tại một địa chỉ nha khoa uy tín chính là giải pháp giúp bé luôn có hàm răng đều đẹp vĩnh viễn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về việc niềng răng cho trẻ em hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến và cũng phần lớn trong số chúng ta đều đã gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết những vấn đề liên quan bệnh lý này. Chảy máu khi răng bị sâu là tình trạng phổ biến. Vậy phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu? Những chia sẻ sau đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn.


>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10
>> Nha khoa uy tín quận tân bình
>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Sâu răng là những tổn thương về cấu trúc răng mà nguyên nhân là chủ yếu do mảng bám, cao răng gây nên.


Mảng bám được hình thành từ những thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng sau khi ăn xong. Đây là nơi vi khuẩn có hại có cơ hội sinh sôi phát triển tấn công, phá hủy bề mặt răng. Chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt và xung quanh thân răng, cũng có nghĩa là lớp men răng ngoài cùng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công lớp ngà răng, ăn sâu vào đến tủy gây viêm nhiễm, hoại tử tủy, thậm chí là mất răng.

Khi tủy bị viêm thì hiện tượng chảy máu răng cũng xuất hiện. Lúc này máu chảy ra từ nướu gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng răng sâu bị chảy máu bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Thông thường, với những trường hợp răng bị sâu nặng, viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để loại bỏ tủy viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mặt khác nếu bệnh nhân bị sâu răng lộ tủy nhưng tủy chưa viêm thì lựa chọn giải pháp đặt thuốc Biodentine bảo vệ tủyvà trám lại lổ sâu. Răng bệnh lý sẽ không cần phải lấy tủy như kỹ thuật truyền thống.

Những vấn đề răng miệng thường gặp

Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.


1. Sâu răng
Sâu răng là một bệnh ở phần cứng của răng làm răng bị phân huỷ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là giảm thiểu thói quen ăn ngọt. Việc đánh răng thường xuyên không chỉ giúp loại bỏ nguy cơ sâu răng mà còn ngăn không cho các mảng bám dày hơn trên răng.
2. Vôi răng
Những mảng vi khuẩn dưới dạng vôi hình thành rất nhanh trên bề mặt răng. Mảng bám vi khuẩn chỉ là một trong những tác nhân gây sâu răng. Các vùng quanh răng như hố răng hay kẽ răng - chỗ bàn chải không tiếp cận được là những nơi vôi răng có thể ung dung tồn tại nếu bạn không chải răng thường xuyên.


Các chất Flour phát huy tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa răng bị sâu. Vì thế, những ai sống ở khu vực có mức độ Flour trong nước tối ưu sẽ ít bị sâu răng hơn. Ứng dụng ưu điểm ấy, 80-90% các loại kem đánh răng hiện nay trên thị trường đều có chứa Flour.
3. Viêm nướu, lợi
Viêm nướu lợi hay viêm nha chu là một trong những bệnh thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh nhân đôi khi có thể không chú ý tới việc lợi bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng. Hơi thở có mùi phần lớn đều xuất phát từ căn bệnh này. Ở bệnh này, việc vệ sinh răng miệng và làm sạch các kẽ răng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Để có được chế độ chăm sóc răng tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín khám ít nhất 6 tháng một lần.

Phải làm sao khi bé mọc răng chảy máu lợi ?

Hiện tương bé mọc răng chảy máu lợi tuy ít gặp ở trẻ so với người lớn. Nhưng cũng đừng vì điều đó mà bạn chủ quan coi thường vì việc điều trị bé mọc răng bị chảy máu lợi không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.

Nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, giúp cho răng tránh được những tổn thương hay bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.


Bé mọc răng bị chảy máu lợi – Nguyên nhân do đâu?

1. Nguyên nhân bé mọc răng bị chảy máu lợi

Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu lợi chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu lợi nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu lợi. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.

Trẻ em mọc răng bị chảy lợi cần được giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt

2. Bé mọc răng bị chảy máu lợi điều trị như thế nào?

Bé mọc răng chảy máu lợi có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.

Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Một phần nguyên do khiến cho sức đề kháng của răng kém cũng có thể từ việc thiếu hụt vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Trên đây là một số biện pháp điều trị trẻ mọc răng chảy máu lợi, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có những thông tin chính xác về bệnh lý này và đưa trẻ đi thăm khám nha sỹ định kỳ.

Xem thêm: 



Được tạo bởi Blogger.