Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng niềng

Bàn chải là vật dụng đầu tiên không thể thiếu để làm sạch răng. Nhưng chăm sóc răng miệng khi niềng răng không chỉ cần những chiếc bàn chải thông thường mà còn phải có loại bàn chải “đặc biệt” khác. Sau đây là hướng dẫn từ nha sĩ cách chải răng trong khi đang đeo mắc cài



Để chăm sóc răng miệng khi niềng tốt nhất, không những bạn cần biết cách mà còn cần sự hỗ trợ của các vật dụng nha khoa. Điều đó giúp bạn tránh được phát sinh bệnh lý răng miệng, tránh việc bong tuột mắc cài và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
1. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng bằng bàn chải


Bước 1: Sử dụng bàn chải thông thường làm sạch răng, trong quá trình đeo mắc cài răng sẽ trở nên nhạy cảm vì thế bạn nên chọn bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thon.

Thực hiện làm sạch tất cả các mặt răng thật kỹ lưỡng. Thao tác chải răng đảm bảo thực hiện đúng “kỹ thuật” như khi không đeo mắc cài. Nghiêng 45 độ, hướng chải tròn đều, từ tốn, nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, chải đủ thời gian, không vội vàng, ẩu thả.


Bước 2: Sử dụng bàn chải kẽ là loại bàn chải đặc trưng nhất mà người niềng răng nào cũng cần tới. Bàn chải được thiết kế dáng lưỡi liềm, đầu tròn gắn các lông cứng xung quanh.

Đầu bàn chải lưỡi liềm có thể luồn vào trong các kẽ răng và kẽ mắc cài để làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được.


2. Chỉ nha khoa không thể thiếu trong chăm sóc răng miệng khi niềng

Sợi chỉ tơ được thiết kế nhỏ và dai có thể luồn vào các kẽ nhỏ ở mắc cài, răng, giữa răng và mắc cài để lấy đi các mảng bám mà ngay cả bàn chải kẽ cũng không làm sạch hết.

Vì thế, thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn hãy lựa chọn cho mình loại chỉ nha khoa tốt nhất để việc chăm sóc răng miệng trong khi đang niềng răng được hiệu quả.


3. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn với nước súc miệng

Làm sạch răng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa thì nguy cơ còn sót lại mảng bám và cặn bẩn vẫn cao mà chúng ta không nhìn thấy. Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại nước súc miệng không có cồn trong quá trình đeo niềng răng. Nước súc miệng với sức mạnh riêng sẽ cuốn sạch được những vụn bẩn còn sót lại này. Bước súc miệng sẽ giúp làm sạch vòm miệng hoàn toàn triệt để.


4. Son dưỡng môi hỗ trợ chăm sóc răng miệng khi niềng

Son dưỡng không liên quan đến việc làm sạch răng, nhưng nó có nghĩa rất quan trọng đối với cảm giác của bệnh nhân trong khi đeo mắc cài trên răng. Mắc cài khi gắn trên răng sẽ khiến cho môi trở nên khô và khó chịu hơn bình thường. Khi đó, son dưỡng môi sẽ giúp làm dịu cảm giác của bạn nhanh chóng nhất.

5. Niềng răng bằng cách nào để thuận lợi cho việc chăm sóc răng miệng?

Đó là những vật dụng mà người niềng răng nào cũng phải cần đến để chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn. Khi niềng răng tại, các bác sỹ sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn về những loại vật dụng này và cho bạn biết nên dùng loại nào là tốt nhất, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng kỹ lưỡng.

Bao nhiêu tuổi thì bé hết mọc răng?

Thông thường, đến tầm 12 tuổi là trẻ đã mọc đủ các răng và không còn thay răng nữa. Tuy nhiên, đây không phải là điều xảy ra với tất cả các trẻ. Có trẻ 10, 11 tuổi đã có đủ các răng vĩnh viễn; và cũng có những bé đến 13, 14 tuổi nhưng vẫn còn mọc răng để hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn vủa mình.


>>phòng khám răng trẻ em Đồng Nai
>>phòng khám răng trẻ em ở Quận 10


Ở mỗi trẻ, tiến trình mọc răng lại hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Việc răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là điều bình thường hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ đẻ non, yếu, chế độ ăn của bé chưa hợp lý, chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều… Một số trường hợp đặc biệt, việc mọc răng chậm rất đáng ngại và cần can thiệp. 


Đó là ở những bé có liên quan đến một số bệnh như di truyền, chậm phát triển nói chung của cơ thể (không chỉ riêng răng mọc chậm mà các bộ phận khác của cơ thể, như chiều cao, cân nặng, trí tuệ…) cũng kém phát triển hơn các bạn khác. Nhưng thông thường, nhất là khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và khi tròn 3 tuổi thì trẻ mọc đủ 20 răng sữa. 


Ngoài 20 răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, 12 răng mới sẽ mọc lên và những mầm răng đầu tiên của nhóm này sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tuổi và được gọi là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Đây là những chiếc răng rất quan trọng. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc xong ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn (thường mọc ở khoảng 17 – 25 tuổi).

Trình tự mọc răng sữa của bé:
Từ 6 – 10 tháng: Bé bắt đầu có các dấu hiệu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, đó là 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
Từ 8 – 12 tháng: Bước sang tháng thứ 8, 2 chiếc răng cửa ở hàm trên bắt đầu nhú lên nhìn giống răng thỏ. Khi đó, trông bé rất dễ thương. Thông thường, các bé gái sẽ mọc răng sớm hơn các bé trai.
Từ 9 – 13 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng cửa bên dần lộ diện. Lúc này, hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
Từ 10 – 16 tháng: Trong khoảng thời gian này, 2 chiếc răng cửa bên của hàm dưới cũng đã xuất hiện. Đến thời điểm này, khi bé cười đã có 8 chiếc răng.
Từ 13 – 19 tháng: 2 chiếc răng hàm (1) ở hàm trên của bé bắt đầu chồi lên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Từ 14 – 18 tháng: 2 chiếc răng hàm (1) ở hàm dưới cựa quậy mọc lên.
Từ 16 – 22 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng nanh bắt đầu mọc lên và lấp đầy chỗ trống giữa răng cửa và răng hàm. Có thể sau này, chiếc răng này sẽ được thay thế bởi răng khểnh.
Từ 17 – 23 tháng: Trong khoảng thời gian này, ở hàm dưới bắt đầu mọc 2 chiếc răng nanh. Bây giờ, về cơ bản, khi bé cười đã nhìn thấy toàn bộ răng, và vì là răng sữa nên răng bé rất trắng.
Từ 23 – 31 tháng: 2 chiếc răng hàm phía dưới mọc lên.
Từ 25 – 33 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng hàm cuôis cùng đã bắt đầu chồi lên.


Như vậy, bé đã có đầy đủ 20 chiếc răng sữa đầu tiên của mình. Và từ giờ đến lúc 3 tuổi, bé đã sở hữu một nụ cười rất đẹp và rặng rỡ.

Thuốc đặc trị viêm chân răng được nha sĩ khuyên dùng

Viêm chân răng là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm nha chu chân răng. Đây là giai đoạn viêm lợi ở vị trí quanh chân răng, các dây chằng quanh răng và xương ổ răng, xương răng cũng bị ảnh hưởng.


>>sâu răng hàm ở trẻ em

Thuốc đặc trị viêm chân răng bác sỹ chỉ định
1. Bệnh viêm chân răng là bệnh gì?

Bệnh này có nhiều nguyên nhân, có thể do cao răng và mảng bám mang vi khuẩn tấn công làm viêm chân răng. Việc chấn thương khớp cắn, hay răng mọc lệch, mọc sai vị trí cũng gây nên tình trạng viêm chân răng hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, bị thiếu vitamin C, thay đổi nội tiết hay bị bệnh máu cũng có thể dẫn đến bị viêm chân răng.



Các bác sỹ nha khoa khẳng định viêm chân răng là bệnh khó điều trị nhưng không có nghĩa là “vô phương cứu chữa”. Một số loại thuốc đặc trị viêm chân răng được sử dụng đã cho thấy có thể mang lại hiệu quả cao. Sau đây là những tổng hợp hữu ích nhất cho bạn theo lời khuyên từ các bác sỹ chuyên sâu.

2. Những loại thuốc đặc trị viêm chân răng do nha sỹ chỉ định

Cho đến nay, viêm chân răng vẫn là một bệnh khó điều trị, cần kết hợp các biện pháp thành một quy trình phức hợp, bao gồm điều trị tại chỗ với điều trị toàn thân, điều trị khởi đầu với điều trị duy trì, điều trị bảo tồn với phẫu thuật,… Biện pháp được chỉ định cần phù hợp với tình trạng bệnh từng người và tùy mức độ. Yếu tố quan trọng nhất để chữa bệnh này hiệu quả là phát hiện sớm và điều trị sớm.

Thuốc đặc trị viêm chân răng là một trong những biện pháp “giải cứu” tức thời cho cơn đau và sưng của bệnh viêm chân răng. Trong giai đoạn đầu điều trị, bác sỹ cũng thường sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh chữa viêm chân răng.

Có hai loại kháng sinh chữa viêm chân răng cụ thể như sau:

Thuốc chữa viêm chân răng dùng toàn thân bao gồm: Tetracyline, Penicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol,… Với các loại này có thể uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và các giai đoạn bệnh của từng người

Kháng sinh dùng tại chỗ như: Sợi Tetracyline dùng để đưa vào túi quanh răng hoặc dùng Metrogyl denta gel dùng để bôi. Thuốc Metrogyl denta gel kết hợp với dung dịch Chlohexidine 0,25% để súc miệng.


Trên đây là hai dòng thuốc đặc trị viêm chân răng có thể sử dụng để hỗ trợ viêm chân răng tức thời. Tuy nhiên, muốn tránh bệnh này cần có biện pháp phòng ngừa. Trong đó, phương pháp vệ sinh răng miệng đảm bảo là cách để phòng bệnh tốt nhất. Khi có cao răng, nên đi lấy cao răng định kỳ để loại bỏ vi khuẩn gây viêm chân răng. Đồng thời đừng quên khám răng định kỳ theo đúng lịch.
3. Khám nha định kỳ để ngăn ngừa viêm chân răng là cách tốt nhất

Cho dù có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm chân răng nhưng dùng thuốc kháng sinh vẫn chỉ là biện pháp tạm thời. Thuốc đặc trị viêm chân răng chỉ được sử dụng kết hợp hỗ trợ với phác đồ điều trị của bác sỹ, không được xem là liệu pháp điều trị chính. Cách tốt nhất để chữa viêm chân răng vẫn là các biện pháp chuyên khoa sâu của bác sỹ. Bởi thế, bác sỹ điều trị mới là yếu tố chính mà bạn nên tính đến khi muốn chữa khỏi viêm chân răng hoàn toàn. Đây cũng là thực tế điều trị tại trung tâm Nha khoa quốc tế trong suốt nhiều năm qua cho những bệnh nhân bị viêm chân răng, bệnh chỉ được chữa khỏi khi kết hợp giữa việc dùng thuốc với các biện pháp được chỉ định bởi bác sỹ.

Điều trị viêm chân răng triệt để tại nha khoa quốc tế :

– Lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0: Lấy cao răng không đau, không chảy máu, sạch sâu 10mm dưới túi lợi đảm bảo không tạo ổ vi khuẩn và mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho răng và nướu khỏe mạnh. Lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/1 lần để giữ chân răng không bị viêm đau, chảy máu.

– Chăm sóc nha chu EMS: Lấy cao răng kết hợp đánh bóng muối khoáng EMS. Làm sạch mảng bám triệt để với hệ thống máy móc hiện đại. Tinh thể muối khoáng hỗ trợ đánh bóng bề mặt răng mà không gây tổn thương, đồng thời bổ sung khoáng chất cho men răng, nướu răng chắc khỏe. Chăm sóc định kỳ 3-6 tháng/1 lần để cho kết quả tốt nhất.

Tuy rằng có thể dùng thuốc đặc trị viêm chân răng nhưng lưu ý là bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc và liều lượng không theo đơn. Bởi vì dù là thuốc đặc trị nhưng vẫn cần phải phù hợp với từng người, từng giai đoạn tiến triển bệnh để tránh những phản ứng có hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần xin y kiến tư vấn của bác sỹ và trải qua thăm khám cụ thể để có được phác đồ dùng thuốc tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ theo các thông tin dưới đây của nha khoa quốc tế, bác sỹ sẽ tận tình tư vấn tốt nhất cho bạn.

Những sai lầm của cha mẹ khi vệ sinh răng miệng cho trẻ

"Cái răng cái tóc là gốc con người", thế nhưng, vì một số quan niệm sai lầm của cha mẹ mà làm ảnh hưởng phần nào "cái gốc" của con. Ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, bạn đã cần phải chú ý đến việc chăm sóc chúng



1/ Đánh răng sai thời điểm

Đánh răng sau khi ăn và sau khi thức dậy để bảo vệ răng khỏi các loại vi khuẩn là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, để đánh răng sau khi ăn đúng cách, mẹ còn phải canh thời điểm thích hợp nhất, thường là 20 phút với thực phẩm giàu tinh bột và 30 phút với thực phẩm giàu axit.

2/ Không chăm sóc kỹ răng sữa của bé

Do quan niệm răng sữa chỉ là răng tạm thời, không cần quá kỹ càng trong việc chăm sóc, nhiều mẹ bỏ quên hàm răng của con trong giai đoạn răng sữa, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm răng của bé sau này.

3/ Sâu răng không phải chuyện lớn


Cũng xuất phát từ quan niệm không coi trọng răng sữa, mẹ nghĩ sâu răng chỉ là chuyện nhỏ, vì đằng nào bé cũng sẽ thay răng mới nên xem thường nguy cơ sâu răng ở trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không chỉ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các khiếm khuyết về phát âm, ảnh hưởng đến khả năng học tập của bé. Thậm chí nhiều trường hợp sâu răng nặng, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng mới của bé, và cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ.

4/ Thói quen ăn ngậm của trẻ

Ngậm thức ăn quá lâu trong miệng không chịu nhai sẽ khiến hàm phát triển mất cân đối. Răng không được tiếp xúc với thức ăn sẽ làm tăng các loại vi khuẩn trong miệng, dẫn tới những căn bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, sưng nướu…

5/ Không thường xuyên đổi bàn chải

Theo các chuyên gia, dù chăm chỉ đánh răng như thế nào, nhưng nếu sử dụng bàn chải trong một thời gian dài không đổi, việc vệ sinh răng miệng của trẻ cũng sẽ không đạt được hiệu quả như mẹ mong muốn. Bởi trong quá trình sử dụng, các sợi lông bàn chải sẽ bị mòn, và không thể làm sạch răng được như thời gian đầu.

6/ Thói quen uống sữa và nước trái cây trước khi đi ngủ

Sữa và nước trái cây với một hàm lượng đường nhất định dễ làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Vì vậy, nếu cho con uống những loại thức uống này trước khi đi ngủ, mẹ nên nhắc bé súc miệng lại ngay sau khi uống.

7/ Đợi có chuyện mới cho bé đi khám răng

Ở Việt Nam. hầu như các mẹ không có thói quen cho con đi khám răng định kỳ, và chỉ cho bé đến nha sĩ khi có vấn đề như sâu răng, hay cần phải nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để giữ cho con có một hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, và khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.

8/ Không cho bé sử dụng kem đánh răng

Lo lắng con còn quá nhỏ và có nguy cơ nuốt kem, nhiều mẹ sợ, không dám để bé sử dụng kem đánh răng.


Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, đảm bảo cho trẻ có một hàm răng đều, đẹp sau này.

Phòng tránh sâu răng cho trẻ trong ngày tết

Sự phong phú của các loại kẹo, bánh ngày Tết luôn luôn gây hấp dẫn các bé. Nhưng đằng sau sự ngọt ngào ấy lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho răng.


Sâu răng là sự huỷ hoại dần dần các mô cấu tạo răng do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ các răng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.


Với những bé đang còn răng sữa càng phải đề phòng sâu răng vì răng sữa rất dễ bị sâu tấn công do có cấu tạo kém bền vững, lớp men răng, ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hoá thấp. Tuỷ của răng sữa to hơn tuỷ răng vĩnh viễn cũng làm cho răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì lỗ sâu đã lan tới tận tuỷ răng.

Nếu bé bị sâu răng trong thời kỳ răng sữa, sẽ có thể có biến chứng như: viêm tủy răng, gây áp xe xương răng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và các loại thức uống có gas

Ai cũng biết ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt là không tốt, gây ảnh hưởng tới men răng, đặc biệt là đối với các bé vì hệ thống răng còn non yếu, do đó các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt này, đặc biệt là các loại kẹo dính, các loại kẹo nhiều màu sắc vì chứa nhiều phẩm màu độc hại và dễ bám vào các kẽ răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống các loại thức uống có gas vì nó sẽ bào mòn men răng của trẻ. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước trái cây tươi, như thế vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của bé.


Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là 30 phút sau khi ăn để tránh tổn thương cho răng. Một điều rất quan trọng là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chú ý chải răng theo chiều dọc của răng mới có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Nên khám răng thường xuyên cho trẻ để có thể phát hiện sớm những hư tổn răng ở trẻ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và đồng thời tránh gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Nhổ răng nanh sữa cho trẻ có cần thiết?

Răng nanh sữa chỉ là một đổm nhỏ màu trắng trên lợi, gặp ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 0 – 3 tháng tuổi hoặc muộn hơn, đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Kích thước mỗi răng khác nhau thường là khoảng 2-3 mm, số ít hiếm gặp có thể dài đến 1 cm.

>> Trẻ sâu răng hàm
>> Trẻ em mọc răng khi nào
>> Trám răng trẻ em

Răng nanh ở trẻ sơ sinh có vỏ mỏng, trong lòng chứa chất keratin có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại. Theo các chuyên gia, răng sữa của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, tuy nhiêm mầm răng đã được hình thành từ rất sớm khi trẻ còn đang trong bụng mẹ, trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào sẽ tham gia tạo răng đáng ra phải tiêu biến nhưng nếu còn sót có thể tạo thành răng nanh sữa.


Răng nanh sữa có nguy hiểm không?

Răng nanh sữa thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, ít gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng mà không có bất kì biến chứng gì

Đa số khi bé bị mọc răng nanh sữa đề không có bất kỳ biểu hiện đau đớn hay khó chịu gì. Tuy nhiên trường hợp bé nhà bạn Hằng quấy khóc và biếng ăn thì rất có thể răng nanh ấy đã bị nhiễm khuẩn, gây sưng đau cho bé.

Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh có cần thiết không?

Thực chất thì răng nanh ở trẻ sơ sinh rất lành tính, không gây biến chứng gì nếu không bị nhiễm khuẩn nên thông thường nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là không cần thiết.

Nhưng nếu răng nanh sữa của bé bị nhiễm khuẩn thì việc nhổ răng sữa là nên làm. Thử để ý xem xung quanh răng nanh thì lợi của bé có màu đỏ bất thường hay sưng lên, bị lở ra không? Cháu có bị sốt không? Nếu vậy chắc chắn răng đã bị nhiễm khuẩn và nên cho bé đi nhổ răng để tránh những biến chứng sau này, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sữa.

Thủ thuật nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh tại Nha Khoa Kim vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Đầu tiên bé sẽ được bôi thuốc tê giảm đau sau đó bác sĩ thực hiện bóc tách lớp vỏ răng nanh ra, các nhân màu trắng hoặc vàng nhạt tự vỡ ra ngoài sau đó không cần can thiệp thêm. Phần lợi vùng răng vừa nhổ sẽ nhanh chóng liền lại.

Nhổ răng cho trẻ em đúng cách

Rất nhiều bậc phụ huynh từ trước đến nay đều tự ý nhổ răng cho con mình tại nhà mà không biết rằng nếu nhổ răng cho trẻ em không đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn. 

1. Cách nhổ răng cho trẻ em tự thực hiện tại nhà khi nào?

Về cách tự nhổ răng cho trẻ em, lưu ý đầu tiên và quan trọng cho bạn là chỉ nên nghĩ đến việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà với răng sữa. Tất cả những vấn đề về răng trưởng thành, bao gồm cả nhổ răng cũng nên nhờ bác sỹ. Ngay cả khi răng trưởng thành tự gãy cũng không vì thế mà chủ quan, bạn cần cho bé đi khám để biết tình trạng ổ răng sau khi răng gãy. Việc làm này có ý nghĩa về sau, khi bạn muốn ghép răng hay bọc răng mới cho bé.
Hướng dẫn cách nhổ răng cho trẻ em ngay tại nhà 1Nên thận trọng trong cách tự nhổ răng cho trẻ em ngày tại nhà
Riêng với răng sữa, đây là những chiếc răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cho trẻ, đến thời điểm nào đó chúng sẽ lần lượt rụng đi để răng trưởng thành mọc lên thay thế. Quy luật thông thường là răng sữa sẽ tự tiêu chân răng làm thân răng lung lay. Mức độ lung lay ngày càng lớn thì bạn có thể tự nhổ răng cho trẻ hoặc đôi khi răng tự rụng mà không cần bạn phải nhổ.

2. Cách nhổ răng cho trẻ em như thế nào?

Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng trưởng thành đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng trưởng thành mọc lên kịp thời.
Chỉ nhổ răng sữa cho trẻ mà không được đụng đến răng trưởng thành
Trong khi nhổ răng có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” cho trẻ không để ý đến giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.

3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em

Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong cách nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa
Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.
Nếu không tự tin với cách tự nhổ răng cho trẻ em  thì nên đưa bé đến phòng nha
Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…
Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa KIM trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.
Bởi vậy, để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ KIM đặc biệt khuyến khích.
Được tạo bởi Blogger.