Hiển thị các bài đăng có nhãn hàn răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Trường hợp nào nên hàn răng

Một trong những chỉ định nha khoa phổ biến trong các trường hợp răng bị chấn thương, răng sâu hay xỉn màu chính là hàn trám răng. Vậy khi nào hàn răng? Hàn răng được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau và tùy tình trạng răng mà của bạn bác sĩ sẽ có những lời khuyên về phương pháp điều trị cụ thể nhất.

Sâu răng nên đi hàn răng

Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nha khoa do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và tinh bột đọng trên bề mặt răng và tấn công, phá hủy các mô răng lành, tạo nên các vết sâu trên thân răng hoặc mặt nhai. Sâu răng một khi không được điều trị triệt để thì vết sâu có thể tấn công vào tủy gây viêm tủy cấp, thậm chí áp xe ổ xương răng khá nguy hiểm.
Khi nào nên hàn răng là đúng thời điểm bạn đã biết chưa 1
Khi nào nên hàn răng? – Phương pháp điều trị nha khoa này được áp dụng cho khá nhiều trường hợp, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao
Khi sâu răng, các bác sĩ thường chỉ định hàn răng tức là dùng vật liệu nha khoa là composite hoặc amalgam hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Tuy nhiên, hàn răng chỉ có ý nghĩa ngăn các tác nhân tác động vào chỗ răng sâu mà không thể điều trị sâu răng triệt để. Sau khi trám, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa tình trạng răng sâu tái phát cũng như hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dai có thể làm bong bật vết trám.

Hàn răng khi bị chấn thương răng

Có rất nhiều trường hợp khiến răng bị chấn thương vỡ, mẻ và hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng. Tuy nhiên, hàn trám răng thường chỉ được áp dụng đối với những trường hợp răng bị mẻ, vỡ ở mức độ nhỏ bởi bản thân chất liệu trám thường không có độ bền chắc như khi bọc răng sứ, sau một thời gian khi chịu tác động của lực nhai cũng như kích thích của nhiệt độ có thể bị bong tróc và xỉn màu.
Ngoài ra, hàn răng cũng được coi là một cứu cánh khi bạn bị mòn răng. Nguyên nhân mòn răng thường do chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng bên trong, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh.

Hàn răng khi răng bị xỉn màu

Khi răng trở nên xỉn màu do thuốc kháng sinh hay do bẩm sinh mà các phương pháp tẩy trắng thông thường không đạt được hiệu quả tối ưu thì hàn trám răng được coi là một trong những phương pháp mang lại hàm răng sáng bóng trong một thời gian ngắn khi chất liệu composite được trám phủ trên bề mặt của răng. Tuy nhiên, khi xác định hàn trám răng có nghĩa là bạn cần hết sức chú ý trong ăn nhai, tránh những thức ăn dai và cứng có thể tác động đến vết trám. Sau khoảng một thời gian, khi vết trám có dấu hiệu bong tróc, xỉn màu hoặc miệng có mùi hôi thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để kiểm tra và thực hiện hàn trám lại.
Chính bởi hạn chế cơ bản về độ bám dính khi hàn răng mà việc lựa chọn một công nghệ trám hiện đại cùng bác sỹ có chuyên môn giỏi sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hàn trám.
Công nghệ Laser Tech hiện được coi là công nghệ hàn trám răng tiên tiến nhất Hoa Kỳ hiện nay đã được Nha khoa áp dụng nhằm phục hình răng cho khách hàng. Khắc phục những nhược điểm của các công nghệ cũ, Laser Tech mang đến sự tương thích tốt nhất giữa chất liệu và bề mặt trám, giúp cho vết trám có độ bền chắc và không dễ bị bong tróc trong khi ăn nhai. Trám răng Laser Tech có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm vì thế cũng không bị bất cứ tác động nào, không gây nên cảm giác ê buốt cho bệnh nhân.

Răng bị sâu phải làm sao? Có nên đi hàn không? Chi phí hàn răng có mất nhiều tiền không?

Câu hỏi:
Thưa bác sỹ KIM. Em có hai chiếc răng hàm dưới bị sâu khá nặng, bị vỡ nhiều và bị ăn mòn cũng khá nhiều rồi. Em nhìn thấy lỗ sâu khá to nên định đi hàn lại răng. Bác sỹ tư vấn giúp  hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền  tại Nha khoa KIM và độ bền được bao lâu ạ? Cảm ơn bác sỹ (Minh Trung – Hà Nam).
Trả lời :
Chào bạn Minh Trung!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
rang bi sau
Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng và dưới nướu khi cao răng hình thành, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng, tạo ra các lỗ sâu gây đau nhức.
Vậy hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền tại Nha khoa KIM?
Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào chính sách giá của từng trung tâm nha khoa cũng như kỹ thuật thực hiện. Nha khoa KIM cam kết mang đến cho bạn một mức chi phí hàn răng thấp với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Hàn răng mẻ hết bao nhiêu tiền là rẻ nhất?
Thông thường, răng bị sâu sẽ được hàn trám với vật liệu composite hay amalgam. Đây là cách trám trực tiếp tức là đưa vật liệu trám lên phần răng sâu sau khi đã nạo sạch mô bệnh và tạo hình cho răng sau cho đạt tính thẩm mỹ sẽ chiếu đèn laser hoặc halogen để đông cứng vết trám. Về cơ bản thì kỹ thuật trám trực tiếp có độ bền không cao do gặp vấn đề về bám dính. Chỗ trám sau một thời gian khoảng từ 2-3 năm sẽ có xu hướng bị bong bật khỏi bề mặt răng.
Hàn răng sâu mất bao nhiêu tiền là rẻ nhất?
Với trường hợp răng hàm có lỗ sâu to và bị vỡ mẻ quá nhiều thì cách hàn trám trực tiếp sẽ không mang lại hiệu quả cao. Khi đó, tốt nhất bạn nên thực hiện hàn gián tiếp Inlay/Onlay. Phương pháp hàn răng này không thực hiện trám trực tiếp vật liệu trám vào chỗ răng sâu mà sẽ đúc miếng trám bên ngoài theo đúng phần răng bị mất mô sau đó sẽ gắn trở lại để tạo hình cho răng. Điều đó có nghĩa là bạn cần ít nhất hai buổi hẹn với nha sỹ để hoàn thành quy trình trám răng.
Nếu các múi răng thật đã mất sau khi nạo vết sâu thì cần trám Onlay. Nhưng nếu các múi răng vẫn còn nguyên vẹn, chỉ phần mô răng bên trong bị mất đi thì trám Inlay là thích hợp nhất. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn mà nha sỹ sẽ chỉ định một phương pháp hàn răng phù hợp và cho hiệu quả bền chắc nhất.
Trên thực tế, hàn trám sứ theo kỹ thuật Inlay/Onlay tuy có mức chi phí khá cao nhưng lại độ bền chắc hơn hẳn cách trám thông thường và bền gần tương đương với bọc răng sứ. Nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt thì hiệu quả hàn trám có thể lên đến hơn chục năm mà không cần phục hình trở lại.
Tất cả các bước hàn răng cũng như khử khuẩn tại Nha khoa KIM đều được thực hiện theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ với công nghệ trám Laser Tech tân tiến, đảm bảo có độ bền cao nhất.
Được tạo bởi Blogger.