Hiển thị các bài đăng có nhãn han-tram-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Dinh dưỡng cho bé trong thời kì mọc răng

Khi bước vào giai đoạn moc răng cũng là giai đoạn trẻ nhỏ bắt đầu có những thay đổi thói quen trong ăn uống. Đây cũng là giai đoạn các bâc cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng cho bé, để bé có sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện.


>>hàn răng cho bé 3 tuổi
>>sâu răng hàm ở trẻ em
>>Lay tuy rang o tre em


Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn

1. Dinh dưỡng cho bé thời kì bé mọc 2 răng:

Trong giai đoạn từ 4-8 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay (bắt chước người lớn)…



Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, một số món ăn phù hợp với bé, như: khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc,…

Tránh xa những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì chúng đều không có tốt cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

2.Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng:
Trong giai đoạn từ 8-12 tháng bé sẽ mọc thêm 2 răng nữa. Do đó, dinh dưỡng cho bé lúc này cũng cần nhiều hơn.

Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn

Với các loại trái cây hoặc rau củ, bạn có thể sơ chế bằng cách luộc chín, hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền đến khi thật nhuyễn. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn, nhưng cần lưu ý là đồ ăn không được quá lạnh.

3. Dinh dưỡng trong thời kì bé mọc từ 6 đến 8 răng:
-Đến giai đoạn này, bé không còn bị những cơn đau răng làm cho khó chịu như khi mới mọc răng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.

Lúc này răng của bé cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như trứng, rau. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin và các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

4. Dinh dưỡng thời kì bé mọc từ 8 đến 12 răng:
Lúc này kỹ năng nhai của bé cũng cần được tăng cường nhiều hơn.

Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các món mới như: đậu hũ ghiền, thịt băm nhỏ,,,,

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những thức ăn rắn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích (có thể chế biến xúc xích thành những món ăn bắt mắt vào bữa sáng cho bé)

5. Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định:
Trong giai đoạn từ 16-20 tháng, các bé đã có từ 12 đến 20 cái răng, lúc này các răng của bé dần dần hoàn thiện và ổn định. Do đó, bạn có thể cho bé ăn thực phẩm của người lớn, như: gạo, mì, đậu tương, thịt,… 

Ngoài ra, để làm dịu bớt những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé, bạn có thể cho bé những đồ uống mát. Với bé trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước, hoặc có thể bé uống nước ép trái cây pha với nước. Khi bé trên 12 tháng bạn có thể cho uống sữa lạnh, vì các bé rất thích đồ uống này.

Trẻ sốt mọc răng nên làm gì ?

Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: lợi bé có biểu hiện sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, bé sốt theo từng cơn, bé chảy nhiều dãi, bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn…



Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi. Trong quá trình mọc răng, các bé thường có dấu hiệu biếng ăn và sốt cao. Các mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây nhằm giúp bé giảm bớt cơn đau cũng như những biến chứng do sốt gây ra.

Triệu chứng bé sốt do mọc răng

Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân. Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.




Nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong). Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

– Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.

– Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra. Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.

– Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.

– Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

– Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

– Không nên ủ ấm hoặc đắp chăn cho bé, thay vào đó, chỉ nên mặc quần áo mỏng, thoáng và có thể đắp vỏ chăn mỏng cho bé nếu thời tiết hơi lạnh. Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.

Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn xay nhuyễn dành cho trẻ em nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày. Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.

– Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, sữa chua mát để giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.

Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần thiết phải kiêng khem quá mức. Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú. Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…

Phòng tránh sâu răng cho trẻ trong ngày tết

Sự phong phú của các loại kẹo, bánh ngày Tết luôn luôn gây hấp dẫn các bé. Nhưng đằng sau sự ngọt ngào ấy lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho răng.


Sâu răng là sự huỷ hoại dần dần các mô cấu tạo răng do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ các răng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.


Với những bé đang còn răng sữa càng phải đề phòng sâu răng vì răng sữa rất dễ bị sâu tấn công do có cấu tạo kém bền vững, lớp men răng, ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hoá thấp. Tuỷ của răng sữa to hơn tuỷ răng vĩnh viễn cũng làm cho răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì lỗ sâu đã lan tới tận tuỷ răng.

Nếu bé bị sâu răng trong thời kỳ răng sữa, sẽ có thể có biến chứng như: viêm tủy răng, gây áp xe xương răng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và các loại thức uống có gas

Ai cũng biết ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt là không tốt, gây ảnh hưởng tới men răng, đặc biệt là đối với các bé vì hệ thống răng còn non yếu, do đó các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt này, đặc biệt là các loại kẹo dính, các loại kẹo nhiều màu sắc vì chứa nhiều phẩm màu độc hại và dễ bám vào các kẽ răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống các loại thức uống có gas vì nó sẽ bào mòn men răng của trẻ. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước trái cây tươi, như thế vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của bé.


Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là 30 phút sau khi ăn để tránh tổn thương cho răng. Một điều rất quan trọng là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chú ý chải răng theo chiều dọc của răng mới có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Nên khám răng thường xuyên cho trẻ để có thể phát hiện sớm những hư tổn răng ở trẻ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và đồng thời tránh gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Bảo vệ men răng khỏi bộ ba thức uống quen thuộc

Thường thường trẻ em và thiếu niên hay nghiến răng vào buổi tối, và một số trong đó có thể bị trào ngược dạ dày thực quản mà chưa được chẩn đoán, khiến răng bị tiếp xúc với axit trong dạ dày. Cùng với việc thường xuyên dùng nước uống nhiều axit, điều này gây ra mối nguy lớn với răng miệng người trẻ tuổi và có thể gây tổn hại lâu dài.


>>Nhổ răng sữa cho trẻ khi nào

Bỏ qua việc chứa nhiều đường, những đồ uống này có nhiều axit, có thể gây tổn hại suốt đời đối với răng trong vòng 30 giây sau khi uống đồ uống nhiều axit, theo nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Nha khoa.



Điều tồi tệ hơn là chải răng không đủ để loại bỏ nguy cơ hoàn toàn, mặc dù dùng thêm chỉ nha khoa có thể bảo vệ răng tốt hơn. Nếu trẻ đã uống đồ uống nhiều nước uống có tính axit, việc trẻ chải răng một tiếng hoặc 30 phút sau đó không hoàn toàn ổn vì răng đã bị tổn hại. 
 
Cách tốt nhất là tránh đồ uống nhiều đồ uống mang tính axit. Xói mòn men răng có thể dẫn đến tổn hại răng suốt đời, đòi hỏi các phương pháp phục hồi phức tạp – tuy nhiên lại có thể phòng chống với sự can thiệp tối thiểu. Hãy thay uống nước quả bằng việc ăn trực tiếp trái cây tươi. 

Mặc dù trái cây tươi cũng có axit nhưng chúng lại không chứa nhiều axit thêm vào như trong nước quả. Do đó, đây có thể là lựa chọn lành mạnh hơn đối với sức khỏe răng miệng của trẻ em.

Nước ngọt có ga lại có hai cơ chế tác động đến răng: tác hại của nó không chỉ là phá hủy men răng ngay khi tiếp xúc mà còn tiếp tục diễn biến sau đó. Một lon Coca 350ml chứa lượng axit phosphoric đủ để thay đổi chỉ số pH của chúng ta một cách đột ngột. Nhằm làm loãng một lon Coca này để có chỉ số pH nước tiểu hợp lý, bạn sẽ cần sản xuất 33 lít nước tiểu! Vì vậy, cơ thể sẽ dùng đến khoáng chất kiềm dự trữ để trung hòa. Nếu cơ thể không có đủ kali và magie trong dịch ngoại bào, canxi sẽ được lấy từ xương.

Bạn cũng nên biết rằng trào ngược axit là một tác nhân lớn đối với sự phá hủy men răng, và nhiều người có khẩu phần ăn giàu axit sẽ gây ra rắc rối. Hoa quả, rau, tảo biển và một số loại thực phẩm khác sẽ giúp trung hòa axit. Nhưng không phải ai cũng thường ăn đủ những thực phẩm đó. Thay vào đó, ăn quá nhiều đạm, chất béo, đường và thực phẩm tinh chế khiến khẩu phần nhiều axit.

4 mẹo sau có thể giúp cân bằng pH trong cơ thể:

Tinh bột chủ yếu nên ăn gạo hoặc yến mạch. 

Nên ăn chủ yếu đường mía chưa tinh chế hoặc mật đường thay vì các loại đường khác. Tuy nhiên cũng không nên ăn nhiều đường.
Ăn rau, củ hấp hàng ngày.
Nên bổ sung đậu lăng, súp miso và khoai lang vào thực đơn của bạn vì đây là các thực phẩm rất giàu kiềm.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

So với nhổ răng thông thường thì nhổ răng khôn có thể có những biến chứng nguy hiểm nếu như kỹ thuật nhổ răng không tốt. Bạn có thể gặp phải một số bất lợi cụ thể như chảy máu lâu, sưng nhức nhiều và thậm chí có thể phát sốt. Đây là những vấn đề khá thường gặp và không quá lo ngại nhưng nếu nó diễn tiến quá lâu và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên đến thăm khám lại ở trung tâm nha khoa uy tín.



Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?



Sau khi nhổ răng thì chảy máu trong một khoảng thời gian là điều không tránh khỏi, do đó bạn không nên hoảng hốt khi gặp tình trạng này. Thông thường, thời gian chảy máu chỉ kéo dài từ 30 phút cho đến 1 giờ đồng hồ. Để nhanh cầm máu, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong 30 phút hoặc lâu hơn.

>>Nha khoa tốt nhất tại quận 8

Trong thời gian đầu mới nhổ răng, bệnh nhân không nên súc miệng mạnh, không được khạc nhổ, hay dùng bất cứ vật dụng gì chọc ngoáy vào ổ nhổ răng. Súc miệng nước muối cũng không được thực hiện, không hút thuốc, không dùng nước nóng, không dùng tay hay lưỡi chà sát vùng mới nhổ răng. Điều này sẽ giúp cho quá trình đông máu và lành thương diễn ra nhanh hơn và không bị viêm nhiễm.

Trong khoảng 1-2 giờ sau khi nhổ răng khôn, nếu máu vẫn chảy ít thì bệnh nhân có thể tiếp tục cắn gòn, nhưng nếu máu chảy nhiều thì bệnh nhân phải đến bác sĩ nha khoa ngay để được can thiệp kịp thời bởi đây là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm đã xảy ra.

Nguyên nhân của tình trạng chảy máu quá nhiều và lâu đông máu chính là do kỹ thuật nhổ răng không tốt, tác động nhiều đến xương ổ răng và nướu hoặc do dụng cụ nhổ răng không được vô trùng hoàn toàn. Điều này khá nguy hiểm và có thể dẫn đến một số tác động không tốt đến sức khỏe. Do đó nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Việc lựa chọn một địa chỉ nhổ răng tốt sẽ có ý nghĩa quyết định đến độ an toàn của ca nhổ răng. Nếu các bạn đang có nhu cầu nhổ răng khôn hay răng sâu, răng bị viêm nhiễm thì tốt nhất nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín. Đặc biệt, với công nghệ nhổ răng thế hệ mới của Hoa Kỳ thì việc nhổ răng sẽ được đảm bảo an toàn tối đa và hạn chế được các vấn đề về răng miệng có thể xảy ra.

Công nghệ mới nhổ răng bằng máy siêu âm hoàn toàn không nhổ toàn bộ chân răng theo kỹ thuật nhổ răng thông thường mà chỉ dùng mũi siêu âm tác dụng trực tiếp lên hệ thống dây chằng nha chu. Điều này cho phép lấy răng ra từng phần một cách dễ dàng khi dây chằng neo giữ răng được loại bỏ.

Thao tác này diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 15-20 phút mà hoàn toàn không tác động đến xương ổ răng và nướu. Chính bởi ưu điểm này mà việc lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng chảy máu và đau nhức tối đa.

Vệ sinh kém dẫn đến chảy máu chân răng trẻ em có phải không?

Nguyên nhân chảy máu chân răng chủ yếu là do vệ sinh kém, các mảng bám tích tụ ở cổ răng hoặc viền lợi. Chính những mảng bám này sẽ hình thành nên cao răng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh viêm chân răng, viêm nướu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này như thiếu canxi và vitamin hay rối loạn chức năng gan và thận, tiểu đường và bạch cầu.



Nguyên nhân của chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng thường xuyên là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy nguy cơ về mặt sức khỏe. Chảy máu chân răng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh lý. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế tính trạng chảy máu chân răng cũng như bệnh lý liên quan đến nha chu.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Như đã đề cập ở trên, chảy máu chân răng có nguyên nhân chủ yếu do viêm nha chu, viêm chân răng. Nếu như không được điều trị triệt để có thể dẫn tới lung lay răng, thậm chí rụng răng. Ngoài ra, chứng chảy máu chân răng còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

- Các bệnh về máu: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi. Trong đó, một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương có biểu hiện là thiếu thành phần đông máu dẫn đến xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau.

- Bệnh lý gan gây rối loạn đông máu do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.

- Các bệnh tiểu đường: Bênh tiểu đường liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.

- Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhồi máu cơ tim cũng có những dấu hiệu bệnh lý răng xuất phát từ chảy máu chân răng khi các tế bào tim chết do lưu lượng máu cung cấp cho tim bị gián đoạn và các mảng bám cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ do ngắn chặn máu lưu thông lên não.


Để phòng ngừa chảy máu chân răng, bạn nên vệ sinh răng miệng cho tốt để tránh viêm nướu, thường xuyên súc họng bằng NaCl 0,9%. Chải răng hàng ngày cũng giúp loại bỏ mảng bám – một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Tuy nhiên, nếu đánh răng không đúng cách thì dù đánh răng nhiều lần mỗi ngày răng miệng vẫn không sạch. Không những thế, việc đánh răng không đúng cách lặp đi lặp lại nhiều lần còn làm hại men răng và gây xước lợi. Nên dùng bàn chải đánh răng mềm, tránh chà xát mạnh làm trầy xước nướu răng.

Phương pháp đánh răng đúng là không bỏ sót mặt răng nào, nên đánh răng theo thứ tự sau: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, hàm trên trước, hàm dưới sau. Chỉ nha khoa cũng được khuyến cáo sử dụng để làm sạch mảnh vụn thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng để loại bỏ mảng bám trên răng.

Được tạo bởi Blogger.