Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng bị đen phải làm sao để trắng?

Khi bị nhiễm sắc tố từ bên trong, sắc tố màu vàng nâu của thuốc sẽ ngấm vào xương và ngà răng làm cho răng bị vàng và ngả sang màu nâu đen vĩnh viễn. Vì thế ở độ tuổi này thường rất hạn chế và tốt nhất không nên uống loại kháng sinh trên.

Việc dùng kháng sinh không làm răng bạn yếu đi hoặc gây sâu răng. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều kháng sinh Tetracyline quá nhiều lúc còn nhỏ (3-12 tuổi) – giai đoạn mà mầm răng đang hình thành thì có thể làm răng ngả màu, xỉn màu, thậm chí bị đen đi khi đến tuổi trưởng thành.



Đối với màu vàng có từ bên trong ngà răng, nếu bị nhiễm nhẹ có thể tẩy trắng răng bằng gel peroxide (H2O2). Nhưng nếu nhiễm nặng như trường hợp của bạn thì có thể trám đắp mặt thẩm mỹ bằng composite quang trùng hợp, nhưng trám thẩm mỹ chỉ là phương pháp chữa cháy bởi nó sẽ làm mặt răng cửa bị dầy lên và màu sắc có trắng hơn nhưng vẫn không có màu tự nhiên vì có màu đục và xám và một thời gian thì phần răng trám cũng sẽ bị xỉn màu đi.

Khi đó, bọc răng sứ sẽ là giải pháp tốt nhất để có được màu sắc đẹp và tự nhiên như răng thật. Răng sứ là một lớp bên ngoài, được tạo hình tương đương với răng thật và được chụp bọc bên ngoài phần răng bị xỉn đen của bạn. Răng vẫn có được màu tự nhiên lại duy trì khả năng ăn nhai như bình thường, không gây vướng, cộm hay khó chịu trong miệng. Ngoài ra, răng sứ còn như một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa các tác nhân có hại như axit hay vi khuẩn xâm lấn đến răng.

Công nghệ chụp răng sứ CT 5 chiều áp dụng hiện đang là công nghệ tiến tiến trong điều trị răng mẻ, răng xỉn màu tại Hoa Kỳ. Chụp răng sứ hay còn gọi là bọc mão răng thường được chỉ định chủ yếu cho thân răng đẻ bảo vệ thân răng cũ. Công nghệ chụp răng sứ CT 5 chiều cam kết bảo tồn răng thật tối đa, trồng răng không đau, không đục, không đen viền lợi, ăn nhai bình thường và duy trì trọn đời.

Phương pháp này đảm bảo hơn, khắc phục được những nhược điểm mà composite gặp phải để phục hình răng thẩm mỹ, bền và dài lâu hơn.

So với các kỹ thuật răng sứ khác, công nghệ CT 5 chiều có thể rút ngắn được thời gian tối đa chỉ trong 1 lần nằm trên ghế, có răng mới ngay trong ngày tính trên 1 đơn răng. Răng sứ CT 5 chiều giúp phục hình răng bền chắc, thẩm mỹ, giúp bạn có cảm giác ăn nhai như răng thật. 

Tại sao bạn chải răng mãi không sạch?

Có thể bạn vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng cách thực hiện không đúng hoặc có một số sai sót trong quá trình chải răng làm bề mặt răng miệng vẫn chưa sạch. Sau đây là một số lý do khiến bạn chải răng mãi không sạch. 


Bạn thắc mắc không hiểu vì sao mình thường xuyên vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày mà khoang miệng vẫn có mùi hôi khó chịu hoặc vẫn bị mắc các bệnh lý răng miệng. Bác sĩ nha khoa cho biết dù bạn có vệ sinh răng miệng thường xuyên đều đặn nhưng nguy cơ bạn bị mắc các bệnh lý răng miệng cũng rất cao vì những lý do rất ngẫu nhiên hoặc những lý do mà bạn không ngờ tới.


1. Chải răng bằng nước lạnh
Đây là nguyên nhân hàng đầu và là lý do khiến bạn chải răng mãi không sạch. Hầu hết mọi người thường có thói quen chải răng bằng nước lạnh và chúng ta không ngờ răng: việc chải răng bằng nước lạnh cũng tương đương với việc chúng ta không chải răng vậy.

Theo nghiên cứu của các chuyên gian Răng hàm Mặt thì trong kem đánh răng có thành phần chính là fluorua và các chất ma sát. Các chất này chỉ có tác dụng, hoạt hóa là làm chết vi khuẩn ở nhiệt độ khoảng 37 *C. Vì thế việc đánh răng bằng nước lạnh sẽ chẳng có tác dụng gì hoặc cũng có tác dụng nhưng không đáng kể. Mặt khác, về lâu dài nó còn gây hại cho men răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng gây nguy cơ bị mắc bệnh sâu răng.


2. Chải răng theo chiều ngang
Việc chải răng theo chiều ngang của hàm răng là một sai lầm trong cách vệ sinh răng miệng. Chải răng theo chiều ngang sẽ chẳng làm sạch được vi khuẩn cũng như các mảng bám, vụn bẩn có trên bề mặt răng. Thói quen chải răng này chính là lý do khiến bạn chải răng mãi không sạch và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, viêm nhiễm nướu. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên chải răng theo chiều dọc, xoay tròn đầu bàn chải trên bề mặt răng một cách nhẹ nhàng. Bạn sẽ thấy được chải răng theo cách này rất hiệu quả.

3. Đánh răng quá nhanh


Nhiều người có thói quen đánh răng rất nhanh và rất mạnh, đây là lý do khiến bề mặt răng vẫn còn lưu lại các vụn bẩn thức ăn và các vụn bám trong kẽ răng miệng. Để làm sạch khoang miệng bạn nên chải răng một cách nhẹ nhàng và từ từ hết bên này rồi chuyển qua bên kia. Không nên vội vàng, chà sát mạnh lên bề mặt răng vì nó sẽ làm tổn thương tới men răng làm mòn mặt nhai gây ra những cơn đau ê buốt khó chịu. Và nên đi khám sức khỏe răng miệng theo định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện ra những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sớm và có cách điều trị kịp thời.

Để có một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng bạn nên chải răng nhẹ nhàng, thường xuyên đều đặn ít nhất 2 lần 1 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. 

Dấu hiệu răng miệng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Răng miệng là bộ phận nhạy cảm vì thế rất dễ bị tổn thương. Khi răng miệng bị tổn thương sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến mất răng thậm chí là nguy cơ ảnh hưởng nặng đến các bộ phận khác trên cơ thể như : dây thần kinh, xương hàm, mắt…Sau đây là 4 dấu hiệu răng miệng cảnh báo bệnh nguy hiểm mà bạn thường bỏ qua.



Nướu răng có thể đau và nhạt màu nếu như bạn đang bị thiếu máu. Khi đó, lưỡi cũng sẽ sưng lên và nhẵn hơn. Khi bạn rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ hoặc các tế bào máu đỏ không chứa đủ các huyết sắc tố. Kết quả là cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho mọi hoạt động. Có rất nhiều loại bệnh thiếu máu khác nhau và việc điều trị cũng theo đó mà khác nhau. Vì thế, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.


Hôi miệng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh tật. Nếu đã vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách mà bạn vẫn cảm thấy hôi miệng thì đó có thể là một triệu chứng của căn bệnh tiềm ẩn như rối loạn dạ dày và đôi khi là bệnh gan.
Khô miệng 

Thường xuyên cảm thấy khô miệng có thể là 1 triệu chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường. Vì sao lại nói như vậy? Vì khi bị bệnh tiểu đường, mạch máu trong tuyến nước bọt dày lên và làm chậm sản xuất nước bọt tự nhiên.


Đột ngột đau răng khi ăn là dấu hiệu sâu răng. Một loại vi khuẩn đặc biệt chuyển đường hấp thụ thành axit, dẫn đến sâu và hình thành các lỗ trên răng. Những lỗ này càng lớn, răng càng nhạy cảm. Nếu cơn đau chỉ thỉnh thoảng xảy ra, bạn có thể bỏ qua. Nhưng nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần trong một tuần hoặc hơn, hãy đi gặp nha sĩ.


Ngoài ra, nhức răng liên tục hơn một tuần cho thấy bạn nghiến răng quá nhiều trong lúc ngủ. Đau dai dẳng kèm sưng lợi cảnh báo áp xe răng do nhiễm trùng chân răng.

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng bất thường của răng miệng ở mức nguy hiểm. Bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được khám và tư vấn, đưa ra biên pháp khắc phục trong thời gian nhanh nhất có thể.

Được tạo bởi Blogger.