Hiển thị các bài đăng có nhãn be-moc-rang-som. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm

Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.
Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm
Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể. http://chamsocrangtreem.vn/vi-sao-nen-thuc-hien-lay-tuy-rang-o-tre-em/

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo...

Vì sao răng lại bị mẻ và gây ê buốt?

(Câu hỏi khách hàng) Em thấy tình trạng răng miệng gần đây rất xấu. Dù không có va chạm gì nhưng răng vẫn có hiện tượng bị mẻ dần. Cả răng cửa và răng hàm, đầu tiên là mẻ ở rìa răng. Chỗ bị mẻ đó lại bị ê buốt, cảm giác này ban đầu khá nhẹ, về sau thấy nghiêm trọng hơn. Đôi khi không ăn nhai được ở răng hàm. Hiện tượng này của em là như thế nào ạ? Vì sao răng bị mẻ đi như thế và làm sao để khắc phục bây giờ bác sỹ? Mong bác sỹ tư vấn giúp, em cảm ơn ạ!


>> tại sao phải trám răng
>> sâu răng nổi hạch

Răng bị mẻ có nhiều nguyên nhân, trước hết là do va chạm. Nguyên nhân tiếp theo là do ăn nhai, còn yếu tố như vi khuẩn tấn công là hỏng men răng là dáng lo ngại nhất vì nó diễn ra âm thầm, bạn không thể nhận biết cho đến khi bệnh nặng và sẽ không thuyên giảm nếu không có biện pháp ngăn ngừa. 


Nếu bạn đã loại trừ được nguyên nhân răng bị mẻ do va chạm thì chỉ còn lại những yếu tố khác gây ra tình trạng mẻ răng. Và đó là những nguyên nhân mà nếu bạn không chữa trị thì sẽ không dừng lại. Chứng sẽ tiếp tục xâm lấn răng nghiêm trọng hơn so với tình trạng hiện tại.

Thông thường, nếu mẻ nhẹ bạn chỉ cần trám lại để che đi phần ngà răng bị lộ. Nếu nặng hơn thì phải có biện pháp khác, chuyên khoa hơn, hoặc bọc răng sứ lại cho những chiếc răng này. Chiếc vỏ sứ bên ngoài sẽ che chở, bảo vệ cho răng bị mẻ.

Cảm giác ê buốt không những không còn mà hình thể những chiếc răng mẻ cũng được cải thiện rõ nét. Răng sẽ thẩm mỹ hơn, chỗ khuyết thiếu men răng sẽ được bù đắp lại đầy đặn, đem lại tỷ lệ chuẩn cho răng bị mẻ, sao cho giống mới hình thể của nó như ban đầu.

Phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến và cũng phần lớn trong số chúng ta đều đã gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết những vấn đề liên quan bệnh lý này. Chảy máu khi răng bị sâu là tình trạng phổ biến. Vậy phải làm gì khi răng sâu bị chảy máu? Những chia sẻ sau đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn.


>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10
>> Nha khoa uy tín quận tân bình
>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12

Sâu răng là những tổn thương về cấu trúc răng mà nguyên nhân là chủ yếu do mảng bám, cao răng gây nên.


Mảng bám được hình thành từ những thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng sau khi ăn xong. Đây là nơi vi khuẩn có hại có cơ hội sinh sôi phát triển tấn công, phá hủy bề mặt răng. Chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt và xung quanh thân răng, cũng có nghĩa là lớp men răng ngoài cùng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công lớp ngà răng, ăn sâu vào đến tủy gây viêm nhiễm, hoại tử tủy, thậm chí là mất răng.

Khi tủy bị viêm thì hiện tượng chảy máu răng cũng xuất hiện. Lúc này máu chảy ra từ nướu gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.

Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng răng sâu bị chảy máu bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Thông thường, với những trường hợp răng bị sâu nặng, viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để loại bỏ tủy viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mặt khác nếu bệnh nhân bị sâu răng lộ tủy nhưng tủy chưa viêm thì lựa chọn giải pháp đặt thuốc Biodentine bảo vệ tủyvà trám lại lổ sâu. Răng bệnh lý sẽ không cần phải lấy tủy như kỹ thuật truyền thống.

Bé mọc răng lười ăn chăm sóc như thế nào ?

Khi mọc răng bé thường biếng ăn, khó chịu hơn bình thường khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết phải chăm sóc trẻ như thế nào ? Vậy bé mọc răng lười ăn phải làm sao ?

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé biếng ăn khi mọc răng

Cho con ăn trong giai đoạn mọc răng đòi hỏi các bà mẹ phải có sự kiên trì để dỗ dành bé. Do cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau nhức nên nhiều bé trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích thích và phản ứng lại khi bị bắt ăn uống. Vì vậy, các bà mẹ cần nhẹ nhàng, không nên bắt ép bé ăn bằng những phương pháp mạnh.

Khi bé mọc răng, mẹ nên chuẩn bị những món ăn mềm như cháo, súp

Khi trẻ mọc răng mẹ nên chế biến các món ăn hầm mềm, nhừ như cháo, canh, súp,… để trẻ dễ nuốt hơn. Mẹ cũng nên lưu ý không để cho thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm trong thành phần các bữa ăn hàng ngày cho trẻ hàm lượng canxi, cho trẻ uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin.
Đừng để biếng ăn khi mọc răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

>>Bé mọc răng lười ăn phải làm sao

Trong giai đoạn mọc răng, nếu trẻ không chịu ăn uống thì cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng và năng lượng. Điều này không chỉ khiến sức khỏe trẻ suy yếu mà còn có thể khiến trẻ mắc phải nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, các bà mẹ cần chăm sóc, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt nếu để cơ thể bé thiếu kẽm và selen sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

 Trẻ biếng ăn khi mọc răng cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ

Kẽm và selen là hai chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện vị giác, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, chống viêm nhiễm,… Trong giai đoạn trẻ mọc răng các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm và selen từ các món ăn được chế biến từ những thực phẩm tươi như: thịt, hải sản, giá đỗ, rau xanh,… Nếu trẻ ăn ít thì các mẹ nên chia nhỏ bữa chính của bé, bổ sung các bữa phụ bằng canh, súp, sữa tươi…

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh phần nào vơi bớt nỗi lo lắng bé mọc răng lười ăn phải làm sao. 

Xem thêm:
>> niềng răng cho trẻ em ở đâu

Bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng chăm sóc sao ?

Khi trẻ mọc răng thường biếng ăn hơn lúc bình thường  dẫn đến suy dinh dưỡng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết chăm sóc ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải tỏa nỗi lo lắng bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng phải làm sao ?

1. Tại sao trẻ biếng ăn hơn khi mọc răng?

Trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng phải làm sao ?

Ngày thường bé vẫn ăn uống đầy đủ và rất nghiêm túc, tuy nhiên khi mọc răng, bé không chịu ăn uống gì nhiều? Thực ra cũng không phải là do trẻ muốn như vậy.

Lý do sâu xa là khi được khoảng 6 tháng tuổi, các bé bước vào giai đoạn mọc răng. Để răng có thể nhô ra ngoài được, thì các bé thường bị sưng nướu, có bé còn bị viêm, tấy đỏ hoặc thậm trí là bị loét. Bé thường hay bị chảy dãi nhiều hơn, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho… và như vậy thì khó mà bé có thể không biếng ăn.

Vì vậy, bạn hãy là những bậc cha mẹ hiểu biết tâm lý của con và khéo léo chăm sóc trẻ để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng dẫn tới sút cân.

2. Mẹ cần cho con ăn những gì?



Như đã nói ở trên, không phải do tự nhiên trẻ biếng ăn, mà là do cơ thể bé bị ảnh hưởng khi mọc răng. Ở giai đoạn này, cơ thể bé hay bị mệt mỏi, khó chịu, và răng bị đau nhức nên các bé thường trở nên cáu kỉnh và hay phản ứng lại với những điều mình không thích. Vì thế, các mẹ cần phải hiểu cơ thể bé, cần kiên trì và dỗ dành bé khi cho bé ăn. Không nên ép bé ăn bằng những biện pháp cứng rắn, chỉ làm bé sợ ăn và bữa ăn trở thành buổi “tra tấn” cực hình đối với răng lợi và đối với chính bé.

Ở giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như: cháo, canh, súp…để bé bớt phải nhai và dễ nuốt. Không nên cho bé ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, vì nó không tốt cho sự phát triển của răng trẻ. Vì trẻ biếng ăn nên mẹ có thể chia nhỏ và tăng số bữa ăn trong ngày.

Vì giai đoạn mọc răng rất cần nhiều canxi, nên mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn cho bé có hàm lượng canxi cao. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá, tôm, đậu phụ.. Hoặc các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi… Ngoài ra, cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

Một điểm nữa mà mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung kẽm và selen cho trẻ. Chúng giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, cải thiện vị giacs, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong thịt, hải sản, giá đỗ và rau xanh. Khi hai chất này bị thiếu hụt, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ càng nặng hơn, bé hay bị suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch của bé bị giảm sút, dễ mắc phải bệnh tật hơn.

3. Mẹ làm gì cho bé yêu bớt đau khi mọc răng?

Ở giai đoạn này tính khí trẻ hay thay đổi thất thường, nên mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho bé. Hãy thể hiện tình cảm cho bé bằng cách an ủi, ôm ấp, trò chuyện hoặc có thể chơi các trò chơi cùng bé.

Khi mọc răng, bé sẽ có cảm giác bị ngứa lợi. Mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu và răng để bé bớt đau nhức, khó chịu. Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mat-xa tránh đưa vi khuẩn vào miệng trẻ.

Bé có thể bị sốt nhẹ, hoặc đi ngoài nên mẹ cần cho bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước đã bị mất đi. Có thể cho bé uống nước trắng hoặc cho bé uống nước hoa quả càng tốt.
Cần chú ý những gì khi bé bắt đầu mọc răng ?

Khi bé bước sang tháng tuổi thứ 6, bạn nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với những triệu chứng mọc răng ở bé để có thể giúp bé vượt qua được giai đoạn khó chịu này mà vẫn đảm bảo duy trì được số cân nặng cần thiết. Vậy bé mọc răng biếng ăn phải làm sao để khắc phục và giúp trẻ dễ chịu hơn? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức quan trọng để giúp bạn nhé!

>>Bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng

1. Nhận biết triệu chứng

Đây là điều đầu tiên bạn cần nắm được để biết phải làm thế nào với bé là tốt nhất. Thường khi trẻ bắt đầu mọc răng hay có những triệu chứng quấy khó nhiều hơn, dẽ cáu gắt, khó chịu, hay làm nũng và bỏ bữa.

Bạn cũng có thể quan sát những dấu hiệu sau đây để biết có đúng bé đang mọc răng hay không nhé: Bé chảy nhiều nước miếng hơn, hay bất cứ đồ vật nào trong tầm tay, thỉnh thoảng đi phân lỏng, ốm sốt bất thường.

Quan sát nướu của trẻ bạn sẽ thấy nướu hơi sưng lên, đỏ, ẩn nhẹ vào sẽ làm bé hơi đau. Bé ngứa ngay nên hay ngậm, mút ngón tay, không chịu ăn và bị sụt cân.

2. Làm gì khi bé mọc răng?

Cho bé những vật nhẹ và mềm để bé có thể cắn khi bị ngứa lợi. Đây cũng là cách để kích thích lợi và làm răng mọc dễ dàng hơn, ít gây đau cho bé hơn. Nếu thấy bé đau dữ dội thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ và đau nhiều, có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sỹ, không được để trẻ sốt quá cao. Trường hợp bé sốt nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc. Sau khoảng vài ngày, bé sẽ tự khỏi.

Chú ý giữ vệ sinh, làm sạch nướu ho trẻ sua khi bú hoặc sau ăn. Cách thực hiện nên nhẹ nhàng, từ tốn, dùg miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay để lau và massage nướu cho bé dễ chịu. Cũng nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong. Nhớ thường xuyên lau sạch nước miếng cho bé.

Khi trẻ quấy khóc nên kiên nhẫn dỗ và chơi với bé để bé quên đi cơn đau, không quát mắng hay để trẻ chơi một mình.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi mọc răng

Trước hết, nên chú ý đến việc cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm ấm không quá nóng hay quá lạnh, vì trẻ ăn được ít hơn so với bình thường nên cần chú ý bổ sung các thức ăn có hàm lượng dưỡng chất ao hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi.

Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? 3Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? – Thực phẩm cho trẻ khi mọc răng cần mềm, không dính, dễ ăn

Chế độ dinh dưỡng cụ thể nên áp dụng theo từng thời kỳ như sau:

– Thời kỳ mọc 2 răng: trong khoảng 4 – 8 tháng, thực đơn nên áp dụng là khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc.

– Thời kỳ mọc nhiều răng hơn: trong khoảng 8 – 12 tháng, thực đơn cho bé cần nhiều dinh dưỡng hơn, có thể dùng thịt băm nhỏ, đậu nghiền và nhiều loại thực phẩm mới hơn. Thức ăn cần mềm, không dính, dễ ăn.

– Thời kỳ mọc 6 – 8 răng: trong khoảng từ 9 – 13 tháng, vẫn áp dụng thực đơn kể trên.

– Thời kỳ mọc răng hoàn thiện (khoảng từ 12 – 20 răng): Bạn có thể cho bé ăn gạo, đậu tương, thịt,…

Trong mỗi thời kỳ, cần các nhóm thực phẩm thích hợp và đảm bảo dễ ăn để bé không gặp trở ngại trong nhai nuốt và không làm dính thức ăn vào răng lâu gây khó chịu cho bé.

Bé đang mọc răng nên ăn cho ăn món gì là phù hợp?

Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.

Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.
 Nếu bé ăn ít, nên cho bé ăn dặm thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”.

Khi mọc răng, bé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.

Các mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Hoặc có thể nấu nui sao ( là một bánh thay thế bánh phở) với thịt lợn, cà rốt xay nhuyễn sẽ cung cấp cho bé 1-2 tuổi khoảng 200 calo.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã phần nào bớt lo lắng về tình trạng trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng. Nếu còn băn khoăn nào về vấn đề trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng thì bạn có thể liên hệ hotline 19006899 để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Xem thêm: 
Được tạo bởi Blogger.