Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc răng trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ em mọc răng lúc nào ?

Có rất nhiều bố mẹ quan tâm đến thời gian mọc răng sữa cũng như mong chờ đến ngày trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy trẻ em mọc răng lúc nào là đúng thời điểm cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!


Sự xuất hiện của răng trong khoang miệng thật ra chỉ là một giai đoạn trong quá trình mọc răng xảy ra liên tục suốt đời của răng. Bộ răng được chia thành răng sữa và răng vĩnh viễn.
Thường thì răng hàm dưới mọc trước răng hàm trên, phái nữ mọc sớm hơn phái nam, trẻ gầy thường mọc sớm hơn trẻ mập.
Trường hợp răng mọc sớm hoặc chậm vài tháng so với thời gian mọc răng được xem là bình thường. Trình tự mọc răng rất quan trọng vì giúp xác định vị trí răng lên cung hàm.

Trẻ em mọc răng lúc nào ? - Dấu hiệu

Trẻ em mọc răng lúc nào?
Trẻ em mọc răng lúc nào?

Trên một nửa trẻ mọc răng có các xáo trộn và người ta vẫn cho rằng, khi mọc răng trẻ sẽ bị sốt, co giật tiêu chảy và viêm họng… Thật ra khi bé mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường và không liên quan đến các triệu chứng trên. Tuy nhiên khi mọc răng trẻ thường sốt nhẹ, hơi đau, ngủ không yên, chảy nhiều nước bọt, thường cho tay vào miệng. Lý do là do áp lực của răng đang mọc lên toàn cơ thể, trong khi đó do phức hợp thần kinh chưa được tổ chức hoàn chỉnh, cơ thể đứa trẻ không định vị chính xác vùng chịu áp lực. Người ta cũng thấy rằng, khi sốt thì tốc độ mọc răng tăng lên.

Vậy làm gì khi trẻ mọc răng có những triệu chứng vậy? Lúc này có thể cho trẻ nhai một vật gì đó sạch, không nên bôi lên lợi trẻ những loại thuốc tại chỗ bán trên thị trường. Đối với những trẻ quá kích động có thể dùng thuốc trấn an nhẹ.

nhổ răng sữa đúng cách

Chiếc răng sữa đầu tiên mọc là răng cửa giữa hàm trên lúc trẻ được 6 tháng tuổi và chiếc răng sữa mọc lên sau cùng là răng hàm sữa thứ hai lúc trẻ 20 -24 tháng. Bộ răng sữa đầy đủ của trẻ là 20 cái.

Thứ tự mọc răng sữa

Thứ tự mọc răng ở trẻ
Thứ tự mọc răng ở trẻ 

Khi bé mọc răng sữa và kể cả khi bé chưa mọc răng thì việc chăm sóc răng cho bé là việc cần thiết và rất quan trọng. Cần chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách và theo dõi sự mọc răng của bé để phát hiện những điều bất thường và sớm đưa bé đến phòng khám nha khoa .

Nếu như còn thắc mắc nảo về vấn đề trẻ em mọc răng lúc nào thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Viêm nướu răng ở trẻ em

Nướu răng là những mô mềm xung quanh nâng đỡ răng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Khi những mô mềm này bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng.



Nguyên nhân gây viêm nướu răng 

Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ

Bệnh viêm nướu răng có nguyên nhân chính từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu. Vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng, đó là một lớp màng mỏng mềm, dính, không màu, có chứa vi khuẩn, hình thành trên bề mặt răng và nướu suốt cả ngày. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn.

Viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng, lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng, dẫn đến bị viêm nướu.

Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu và đau. Có những trường hợp trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau và khóc, không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, từ đó làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

Nhận biết bệnh viêm nướu răng ở trẻ

Nhận biết viêm nướu răng ở trẻ em
Nhận biết viêm nướu răng ở trẻ em 

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem các sợi lông bàn chải đánh răng có máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng hay không. Miệng trẻ sẽ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi bị viêm nướu răng. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Nướu răng của trẻ cần được chải sạch nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Tốt nhất, nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cao răng và sự tích tụ mảng bám trên răng.

Trẻ bị viêm nướu răng phải làm sao ?


Một điều cần nhớ là các bậc cha mẹ cần phát hiện các triệu chứng viêm nướu răng sớm và nhanh chóng điều trị để giúp bệnh chóng lành. Cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Khi bệnh được phát hiện sớm thì việc chữa trị dễ dàng, ít tốn kém và khả năng chữa khỏi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa bệnh viêm nướu. Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamine C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.

Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị. Việc tự ý điều trị thường không trị bệnh được tận gốc mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, khiến cho việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Nếu như còn thắc mắc nào về bệnh răng miệng ở trẻ em thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Nguyên nhân nào khiên răng mọc chậm

Khoảng thời gian một chiếc răng sữa được thay thế bởi răng vĩnh viễn diễn ra khoảng vài tuần hoặc tối đa vài tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp trải qua 1 khoảng thời gian dài nhưng vẫn chưa thấy chiếc răng vĩnh viễn thay thế chiếc răng sữa đã mất. Nguyên do vì sao cùng tìm hiểu nhé!


Nguyên nhân răng mọc chậm


Tình trạng răng mọc chậm có thể do nguyên nhân là do trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc do trẻ bị thiếu hụt chất canxi trầm trọng. Trong trường hợp này chỉ cần phụ huynh đưa trẻ đi khám và bồi dưỡng cho trẻ thì một thời gian sau khi sức khỏe trẻ được hồi phục thì răng miệng sẽ mọc bình thường.


Tuy nhiên, trong trường hợp răng sữa bị mất nguyên nhân do va chạm từ ngoại lực tác động vào. Để xác định rõ nguyên nhân, bạn có thể đưa trẻ tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và chụp CT để xác định rõ nguyên nhân. Có thể do răng cố định đã mọc nhưng mọc ngầm ở dưới hoặc mọc nằm ngang ở dưới không chịu tách nướu chồi lên. Hoặc cũng có thể do quá trình mất răng quá lâu vùng xương hàm nơi vị trí mất răng bị tiêu hủy gây ảnh hưởng tới quá trình mọc lên của chiếc răng này.

Răng mọc chậm để lâu có bị biến chứng không ?.


 Mặc dù bé không cảm giác thấy đau đớn gì nhưng chắc chắn sẽ có những lệch lạc nhất định. Răng sẽ mọc ngầm và chặn đứng không hướng đúng vị trí cho răng cố định mọc.. Trong trường hợp của bé nhà bạn có thể mầm răng cố định bị tổn thương do tác động ngoại lực vì thế nó nằm sâu dưới nướu mà không chịu bóc tách nướu để chồi lên. Cũng có thể răng mọc lạc chỗ.

Những biến chứng do tình trạng răng mọc chậm mọc ngầm này rất nguy hiểm. Có thể nó sẽ đóng mủ và chảy rò mủ ra bên má, xương hàm nơi vị trí mất răng bị tiêu hủy dẫn đến hiện tượng viêm xoang hàm gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng. Nặng hơn nữa là sẽ gây tổn thương tới mắt và làm khuôn mặt bị biến dạng.


Vì những nguyên nhân trên mà các bậc phụ huynh nên đưa con em tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám ngay nếu như thấy hiện tượng răng mọc chậm hoặc răng bị mất do các va chạm ngoại lực nhé.

Được tạo bởi Blogger.