Hiển thị các bài đăng có nhãn dau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Đau răng nên kiêng ăn gì ?

Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bệnh về nướu, nha chu, đau do răng khôn mọc kẹt hoặc phổ biến nhất là do sâu răng, viêm tủy răng. Hiện tại, chúng tôi cũng chưa thể xác định được tình trạng đau răng mà bạn gặp phải cụ thể như thế nào.


Tuy nhiên, khi bị nhức răng kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất thì bạn nên cố gắng tuân thủ một số kiêng kỵ sau đây: https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-co-de-lai-bien-chung-khong/



➜ Tránh những thức ăn cứng, dai, dẻo có thể tác động lên răng đang đau.

➜ Hạn chế những thức ăn cay, nóng, đồ uống có gas…sẽ làm cho nướu bị kích thích. Các thực phẩm có tính nóng như thịt gà, xôi, đồ nếp…cũng nên tránh trong giai đoạn này bởi chúng có thể làm tăng sưng, phù nề.

➜ Đường có liên quan chặt chẽ tới việc gây sâu răng, nhưng đường lại là thức ăn cần thiết cho cơ thể, cho nên chỉ dùng một lượng thích hợp, không nên ăn nhiều, đặc biệt không ăn trước khi đi ngủ. Sau khi ăn xong phải súc miệng hoặc chải răng thật sạch.
2/ Đau răng nên ăn gì tốt nhất? https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-o-thu-dau-mot-uy-tin-nhat/

Ngoài việc cần phải nắm được đau răng nên kiêng ăn gì, bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm sau để không gây ảnh hưởng nặng hơn đến tình trạng răng:

 Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, nước hoa quả…

 Nên tăng cường các thức ăn chứa các chất xơ như rau, hoa quả, thịt nạc. Đặc biệt là rau cần, quả đậu non, cà rốt, bưởi, chanh, dứa, lạc, hạnh đào…

 Bạn có thể xay nhuyễn các thức ăn này vào cháo, súp để tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong thời gian đau răng, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt với việc chải răng đúng cách ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Nước muối sinh lý cũng có tác dụng giảm ê nhức tạm thời và hạn chế viêm nhiễm có thể xảy ra. https://phauthuathamhomom.com/dia-chi-nha-khoa-tot-nhat-tai-binh-duong/

Tốt nhất, bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám càng sớm càng tốt. Khi xác định được tình trạng răng miệng thì phác đồ điều trị sẽ chính xác hơn.

Làm sao để điều trị tận gốc sâu răng hiệu quả triệt để

Ngoài việc gây đau răng và những biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm.


Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất. Và việc lựa chọn cách cách chữa sâu răng hiệu quả và kịp thời là câu hỏi được đặt ra của khá nhiều người. Vậy bài viết bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc đó.
Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để?



Bị sâu răng phải làm sao?
Bị sâu răng là tình trạng có vết đen bám trên răng, gây ê buốt, đau nhức.

Bị sâu răng phải làm sao? Chăm sóc răng miệng đúng cách:
Chăm sóc răng miệng là phương pháp rất quan trọng nhằm ngăn ngừa cũng như hạn chế sâu răng. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng- thứ mà bàn chải không làm sạch được. Song song với đó, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, hạn chế tối đa nguy cơ sâu răng trở lại.

Khi bị sâu răng, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình như hạn chế tối đa các thức ăn, đồ uống có thành phần là đường và tinh bột, các đồ uống có ga chứa nhiều axit để tránh làm tổn thương mô và men răng.

Bị sâu răng phải làm sao? 
Tái khoáng, bổ sung Fluor

Do phương pháp tái khoáng đơn giản và an toàn nên thường được các nha sỹ sử dụng trong điều trị răng chớm sâu. Khi tình trạng sâu răng chưa nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Do Fluor có nồng độ cao hơn nhiều so với ở trong kem đánh răng . Đồng thời, có tác dụng kích thích quá trình tái khoáng hoá, kết hợp với phân tử Calci và Phospho trong cấu trúc men răng tạo nên một chất cứng hơn men răng, chống chịu tốt sự ăn mòn của axit.

Khi sử dụng, dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine sẽ được trám vào nơi răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc khiến vùng đó ngừng phát triển.

Hàn trám răng bị sâu:
Bị sâu răng phải làm sao để điều trị triệt để? Cách điều trị răng sâu hiệu quả nhất thường được tiến hành tại các trung tâm nha khoa là loại bỏ các mô răng đã bị mủn, nhiễm khuẩn và phục hồi bù cấu trúc men răng bằng các vật liệu hàn răng, trám răng. Các mô răng bị bệnh sẽ được loại bỏ bởi một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch vết sâu, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.

Khi phần răng đã được làm sạch thì vật liệu trám nha khoa sẽ giúp phục hình các mô răng mất. Thao tác hàn răng khá đơn giản và được thực hiện chỉ trong vòng 15-20 phút. Vật liệu trám được tạo hình lại trên răng, tia laser sẽ giúp đông cứng vết trám, tái tạo lại thẩm mỹ tối đa cho răng cũng như hạn chế các tác động bên ngoài như hóa chất, axit, kích thích nóng lạnh hay vi khuẩn tác động đến răng.



Trong trường hợp vết sâu quá lớn, gây mất mô nhiều và đau nhức dữ dội thì bạn cần xem xét đến biện pháp khác để biết được răng bị sâu phải làm sao. Nếu phần tủy bị viêm nhiễm thì việc điều trị nội nha lấy tủy là điều cần thiết phải thực hiện trước tiên. Lúc đó, tình trạng sâu răng đã quá nặng dẫn tới viêm ống tủy, gây đau buốt kéo dài, nếu không thực hiện điều trị thì nguy cơ bị tụt lợi là rất cao.

Khi lấy tủy thì độ bền của răng cũng giảm sút theo. Răng lúc đó rất dễ bị giòn vỡ khi có tác động mạnh, do đó bọc răng sứ là phương pháp được khuyến khích thực hiện. Bọc răng sứ sẽ giúp phục hình cho răng ngay cả khi răng bị vỡ lớn cũng như bảo vệ cho răng thật bên trong khỏi những tác động có hại từ bên ngoài, nhờ đó mà răng được bảo tồn tối đa.

 

Bọc răng sứ để bảo vệ răng hiệu quả
Làm thế nào để hết sâu răng? Bạn nên bỏ qua những phương pháp chữa sâu răng bằng các bài thuốc dân gian vì nó không giải quyết tận gốc mà chỉ là phương pháp làm giảm đau nhức tạm thời. Để điều trị, bạn cần đến các Nha khoa có uy tín, sử dụng những dụng cụ chuyên khoa để chữa trị hiệu quả và tận gốc.

Bị sâu răng quan trọng nhất là bạn cần xem xét kỹ về các điều kiện của trung tâm nha khoa được lựa chọn để chắc chắn thực hiện điều trị sâu răng tại trung tâm uy tín, tránh tình trạng phán đoán sai lệch gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe răng miệng.

Lá lốt - 'thần dược' cho mẹ đau răng

Đau răng và chữa trị răng đau luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người đặc biệt là các thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu không ngăn chặn kịp thời, bạn sẽ phải chịu những trận nhức răng buốt lên tận đỉnh đầu, trong khi việc chữa bằng thuốc Tây là một giải pháp không an toàn lắm với thai phụ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng hay viêm lợi. Có người thì mọc răng hàm hay gọi là răng khôn, có người bị sâu răng, có người bị sưng mộng răng… Nếu kể ra thì rất nhiều nguyên nhân nhưng với thai phụ thì nguyên nhân gây lên đau nhức răng lại nằm ngoài những trường hợp kể trên. Đơn giản vì khi bạn có em bé cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều biến đổi đặc biệt là sự gia tăng nội tiết tố, sự tác động lớn của lượng hooc-mon, làm cho chân răng xung huyết, mềm ra, xưng tấy, vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hoại hàm răng của bạn.

Bên cạnh đó sự phát triển của thai nhi từ tuần 24-25 rất cần bổ sung lượng canxi hàng ngày. Vì vậy việc người mẹ không đủ lượng canxi từ trong máu cung cấp cho thai nhi buộc phải kêu gọi sự hỗ trợ của các mô xương ở hàm trên và hàm dưới của răng dẫn đến hàm răng yếu và sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công bất cứ lúc. Khi mẹ thấy sưng lợi, đau răng cũng là lúc răng của bạn đang bị vi khuẩn tấn công đó.

Sở dĩ mẹ bầu thường mắc chứng đau răng trong thai kỳ còn do các mẹ thích ăn vặt như thèm đồ chua, đồ ngọt cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về răng khi mang thai. Vì vậy nếu không giữ gìn cẩn thận các mẹ bầu sẽ bị đau răng.

Trên thực tế, đau răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu mẹ bầu chịu "sống chung với lũ" suốt được 9 tháng thì vô tình sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút và tất nhiên sự phát triển của bé trong bụng bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.



Hồi mang thai bé Chíp, mình cũng bị đau răng kinh khủng, nhai cái gì cũng thấy khó khăn, ăn mất ngon, cảm giác đau buốt đến tận tủy, tai đau, đầu đau, mệt mỏi quá trời. Hôm về bên nhà mẹ có dì ra chơi thấy mình kêu ca ầm ĩ, vẻ mặt nhăn nhó chẳng ăn được gì vì đau, dì hỏi chuyện mới biết mình đau răng. Dì cười rộ lên và bảo đơn giản thế mà đã nhăn nhó rồi, sau này đau đẻ thì kêu ai đây. Con chịu khó xin ít thân, cành và lá lốt về đây dì sắc nước đặc cho mà ngậm, đảm bảo khỏi đau răng luôn. Dì còn mắng yêu mình: "Thời buổi công nghệ thông tin ầm ầm như vậy, có mỗi việc dễ thế mà con không biết à".

Mình thì ngẩn tò te ra chẳng biết nên tin hay không nữa nhưng cũng làm theo dì vì "có bệnh thì vái tứ phương" thôi, với lại xem dì "lang băm" có bắt bệnh đúng không? Mình nghĩ thầm lá lốt vẫn được gói chả để ăn chắc sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nên cũng ngậm thử.

Quả nhiên khi ngậm nước lá lốt thấy dễ chịu thật đấy, răng không cảm thấy nhức và đau nữa. Dì bảo chỉ cần ngậm liền 3-4 ngày răng sẽ không bị đau nhức nữa, lúc đó tha hồ mà ăn. Vốn tính tò mò mình lên mạng vào "google" gõ thử dòng chữ “tác dụng của lá lốt” và thấy một tràng giang những tác dụng của cây lá lốt chữa bệnh hiện ra. Và mình cũng đã hiểu vì sao thân, cành và lá lốt lại có tác dụng chữa đau răng. Đó chính là lá và thân cây chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, giảm đau. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, chữa đau đầu, chảy nước mũi…

Đúng là dân gian nhiều bài thuốc hay và hiệu nghiệm thật đấy. Ai dè một cái cây có thân hình mảnh dẻ lại được sử dụng làm thuốc trong Đông y, vị thuốc không thể thiếu đối với những người bị đau răng, đổ mồ hôi, đau nhức xương khớp...

Dạo này, thấy bạn bè nhiều người than phiền về chứng đau răng trong thai kỳ quá nên mình tranh thủ lúc Chíp đang ngủ để chia sẻ với các mẹ. Hy vọng bí kíp nhỏ của mình sẽ giúp mẹ bầu nào có cùng cảnh ngộ sẽ dễ dàng vượt qua. Khi bị đau răng mẹ bầu nhớ ngậm nước lá lốt nhé, càng đặc càng nhanh khỏi đấy. Nhớ ngậm xong khoảng 15 phút thì bỏ đi và ngậm 2-3 lần/ngày các mẹ nhé.

Sau 3 ngày ngậm nước cây lá lốt, răng mình hết đau nhức từ lúc nào không hay. Nhưng mình cũng không dám chủ quan nên việc giữ gìn vệ sinh răng miệng được mình quan tâm hơn nhiều. Ngoài việc đánh răng hai lần một ngày, những khi bị nôn ói, mình luôn xúc miệng sạch sẽ. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi trong bữa ăn hàng ngày. Mình cũng đã hạn chế những đồ uống có ga, đồ chua, đồ ngọt nên từ khi khỏi đau răng mình đã có thai kỳ khỏe mạnh cho đến khi lâm bồn các mẹ ạ.

Được tạo bởi Blogger.