Hiển thị các bài đăng có nhãn mang-thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Lá lốt - 'thần dược' cho mẹ đau răng

Đau răng và chữa trị răng đau luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người đặc biệt là các thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu không ngăn chặn kịp thời, bạn sẽ phải chịu những trận nhức răng buốt lên tận đỉnh đầu, trong khi việc chữa bằng thuốc Tây là một giải pháp không an toàn lắm với thai phụ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng hay viêm lợi. Có người thì mọc răng hàm hay gọi là răng khôn, có người bị sâu răng, có người bị sưng mộng răng… Nếu kể ra thì rất nhiều nguyên nhân nhưng với thai phụ thì nguyên nhân gây lên đau nhức răng lại nằm ngoài những trường hợp kể trên. Đơn giản vì khi bạn có em bé cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều biến đổi đặc biệt là sự gia tăng nội tiết tố, sự tác động lớn của lượng hooc-mon, làm cho chân răng xung huyết, mềm ra, xưng tấy, vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hoại hàm răng của bạn.

Bên cạnh đó sự phát triển của thai nhi từ tuần 24-25 rất cần bổ sung lượng canxi hàng ngày. Vì vậy việc người mẹ không đủ lượng canxi từ trong máu cung cấp cho thai nhi buộc phải kêu gọi sự hỗ trợ của các mô xương ở hàm trên và hàm dưới của răng dẫn đến hàm răng yếu và sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công bất cứ lúc. Khi mẹ thấy sưng lợi, đau răng cũng là lúc răng của bạn đang bị vi khuẩn tấn công đó.

Sở dĩ mẹ bầu thường mắc chứng đau răng trong thai kỳ còn do các mẹ thích ăn vặt như thèm đồ chua, đồ ngọt cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về răng khi mang thai. Vì vậy nếu không giữ gìn cẩn thận các mẹ bầu sẽ bị đau răng.

Trên thực tế, đau răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu mẹ bầu chịu "sống chung với lũ" suốt được 9 tháng thì vô tình sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút và tất nhiên sự phát triển của bé trong bụng bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.



Hồi mang thai bé Chíp, mình cũng bị đau răng kinh khủng, nhai cái gì cũng thấy khó khăn, ăn mất ngon, cảm giác đau buốt đến tận tủy, tai đau, đầu đau, mệt mỏi quá trời. Hôm về bên nhà mẹ có dì ra chơi thấy mình kêu ca ầm ĩ, vẻ mặt nhăn nhó chẳng ăn được gì vì đau, dì hỏi chuyện mới biết mình đau răng. Dì cười rộ lên và bảo đơn giản thế mà đã nhăn nhó rồi, sau này đau đẻ thì kêu ai đây. Con chịu khó xin ít thân, cành và lá lốt về đây dì sắc nước đặc cho mà ngậm, đảm bảo khỏi đau răng luôn. Dì còn mắng yêu mình: "Thời buổi công nghệ thông tin ầm ầm như vậy, có mỗi việc dễ thế mà con không biết à".

Mình thì ngẩn tò te ra chẳng biết nên tin hay không nữa nhưng cũng làm theo dì vì "có bệnh thì vái tứ phương" thôi, với lại xem dì "lang băm" có bắt bệnh đúng không? Mình nghĩ thầm lá lốt vẫn được gói chả để ăn chắc sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nên cũng ngậm thử.

Quả nhiên khi ngậm nước lá lốt thấy dễ chịu thật đấy, răng không cảm thấy nhức và đau nữa. Dì bảo chỉ cần ngậm liền 3-4 ngày răng sẽ không bị đau nhức nữa, lúc đó tha hồ mà ăn. Vốn tính tò mò mình lên mạng vào "google" gõ thử dòng chữ “tác dụng của lá lốt” và thấy một tràng giang những tác dụng của cây lá lốt chữa bệnh hiện ra. Và mình cũng đã hiểu vì sao thân, cành và lá lốt lại có tác dụng chữa đau răng. Đó chính là lá và thân cây chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, giảm đau. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, chữa đau đầu, chảy nước mũi…

Đúng là dân gian nhiều bài thuốc hay và hiệu nghiệm thật đấy. Ai dè một cái cây có thân hình mảnh dẻ lại được sử dụng làm thuốc trong Đông y, vị thuốc không thể thiếu đối với những người bị đau răng, đổ mồ hôi, đau nhức xương khớp...

Dạo này, thấy bạn bè nhiều người than phiền về chứng đau răng trong thai kỳ quá nên mình tranh thủ lúc Chíp đang ngủ để chia sẻ với các mẹ. Hy vọng bí kíp nhỏ của mình sẽ giúp mẹ bầu nào có cùng cảnh ngộ sẽ dễ dàng vượt qua. Khi bị đau răng mẹ bầu nhớ ngậm nước lá lốt nhé, càng đặc càng nhanh khỏi đấy. Nhớ ngậm xong khoảng 15 phút thì bỏ đi và ngậm 2-3 lần/ngày các mẹ nhé.

Sau 3 ngày ngậm nước cây lá lốt, răng mình hết đau nhức từ lúc nào không hay. Nhưng mình cũng không dám chủ quan nên việc giữ gìn vệ sinh răng miệng được mình quan tâm hơn nhiều. Ngoài việc đánh răng hai lần một ngày, những khi bị nôn ói, mình luôn xúc miệng sạch sẽ. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi trong bữa ăn hàng ngày. Mình cũng đã hạn chế những đồ uống có ga, đồ chua, đồ ngọt nên từ khi khỏi đau răng mình đã có thai kỳ khỏe mạnh cho đến khi lâm bồn các mẹ ạ.

Mắc phải răng đau nhức khi mang thai phải làm sao?

Chào Bác sỹ. Em hiện đang mang thai được 11 tuần, dạo gần đây răng hàm em cứ đau nhức vài ngày lại hết và kèm theo chảy máu răng, có hôm đau nhức nhiều đến nỗi không ngũ được. Vì đang mang thai nên rất mau đói, mà răng cỏ thế này em toàn nuốt trộng không thôi. Em lo về lâu dài sẽ không tốt tí nào, vậy bác sỹ cho em hỏi nếu răng đau nhức khi mang thai phải làm sao? Có điều trị được không và mất thời gian bao lâu ạ! ( Thanh Hiền – Tân Phú)


Bác sỹ hiểu rằng đau răng và chửa trị răng luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người và đặc biệt nhất là ở giai đoạn thai kì mà là 3 tháng đầu như Thanh Hiền.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng như viêm lợi, sâu răng, răng khôn mọc lệch hoặc viêm tủy…Và Thanh Hiền biết không? Trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đặc biệt là gia tăng nội tiết tố, cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone. Cộng thêm sự tác động lớn của hooc-mon, chân răng chảy máu và sưng tấy nướu răng nên dễ khiến vi khuẩn tấn công. Thực tế cho thấy tình trạng viêm lợi khi mang thai ở 3 tháng đầu tăng cao, do tình trạng nôn ói khi chải răng. Do đó, một số mẹ sợ chải răng, chải răng ít hoặc chải qua loa chính vì suy nghĩ đó nên răng hình thành mãng bám nguyên nhân gây bệnh viêm lợi chảy máu chân răng cộng hơi thở bốc mùi.



Răng đau nhức khi mang thai phải làm sao?

Do các mẹ thường bị nôn ói, chính vì điều này làm thay đổi môi trường P/H trong khoan miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến răng bạn dễ phát sinh bệnh lý. Một số thay đổi sinh lý khác như chế độ ăn uống như thèm một số thức ăn chua hoặc quá ngọt, nước ngọt có ga cộng thêm ăn nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị sâu răng. Sâu răng là nguyên nhân khiến mẹ ăn nhai khó khăn, nhiều mẹ phải nuốt trộng như trường hợp của bạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Với thủ thuật trám răng không dùng đến thuốc tê nên mẹ có thể điều trị được. Răng sâu trong thời kì này cần được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy. Tuy nhiên mẹ cần điều trị ở tháng thứ 4 hoặc 5, vì tuổi thai của Hiền lúc này sự hình thành nhau và bám vào tử cung vẫn chưa chắc. Và một điều nữa là trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến em bé. Tuyệt đối tránh xa tia X. Với những trường hợp lấy tủy răng thì tốt nhất là đợi sau 9 tháng thai kỳ, vì lúc điều trị tủy bắt buộc bạn phải chụp Xquang và gây tê mà điều này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nhất là 3 tháng đầu.



Sau đây là những mẹo chăm sóc răng đau nhức mang thai tại nhà khá hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Các mẹ cùng nhau tham khảo nhé!

Nước muối ấm: Chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, tạm thời dứt cơn đau.

Tỏi tươi: Đây là mẹo chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả đấy. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại.

Lá lốt: Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.

Chườm đá: Nước đá có tác dụng giảm bớt cơn đau, là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm đau.

Gừng: Gừng có tính kháng viêm, bạn có thể dùng rễ hoặc củ giã nát rồi bôi lên chỗ đau. Làm vài lần như thế bạn sẽ thấy có tác dụng.



Vì thế để an toàn sức khỏe răng miệng tốt, thai nhi khỏe mạnh thì các mẹ nên biết cách giữ gìn và chăm sóc răng một cách tốt nhất. Chải răng bằng bàn chải lông mềm tránh tổn hại nướu răng và chải răng ngay sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa, ngậm nước muối ấm. Đặc biệt những mẹ có ý định mang thai thì nên đi khám răng định kỳ để lấy sạch vôi răng, nếu mắc các bệnh răng miệng khác thì nên điều trị ngay dứt điểm.

Được tạo bởi Blogger.