Hiển thị các bài đăng có nhãn cach-chua-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Sâu răng: diễn biến, nguyên nhân, điều trị và dự phòng

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.



Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.Những nguyên nhân gây sâu răng


Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng

Phòng tránh sâu răng cho trẻ trong ngày tết

Sự phong phú của các loại kẹo, bánh ngày Tết luôn luôn gây hấp dẫn các bé. Nhưng đằng sau sự ngọt ngào ấy lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho răng.


Sâu răng là sự huỷ hoại dần dần các mô cấu tạo răng do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ các răng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.


Với những bé đang còn răng sữa càng phải đề phòng sâu răng vì răng sữa rất dễ bị sâu tấn công do có cấu tạo kém bền vững, lớp men răng, ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hoá thấp. Tuỷ của răng sữa to hơn tuỷ răng vĩnh viễn cũng làm cho răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì lỗ sâu đã lan tới tận tuỷ răng.

Nếu bé bị sâu răng trong thời kỳ răng sữa, sẽ có thể có biến chứng như: viêm tủy răng, gây áp xe xương răng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và các loại thức uống có gas

Ai cũng biết ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt là không tốt, gây ảnh hưởng tới men răng, đặc biệt là đối với các bé vì hệ thống răng còn non yếu, do đó các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt này, đặc biệt là các loại kẹo dính, các loại kẹo nhiều màu sắc vì chứa nhiều phẩm màu độc hại và dễ bám vào các kẽ răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống các loại thức uống có gas vì nó sẽ bào mòn men răng của trẻ. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước trái cây tươi, như thế vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của bé.


Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là 30 phút sau khi ăn để tránh tổn thương cho răng. Một điều rất quan trọng là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chú ý chải răng theo chiều dọc của răng mới có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Nên khám răng thường xuyên cho trẻ để có thể phát hiện sớm những hư tổn răng ở trẻ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và đồng thời tránh gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Khô miệng và cách khắc phục khô miệng

Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi thức ăn và mảng bám. Nước bọt giúp tăng cường khả năng hương vị và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Ngoài ra, enzym trong nước bọt vào trợ giúp tiêu hóa.


Khô miệng là hiện tượng lượng nước bọt tiết ra ít hay thiếu nước bọt khiến cho miệng luôn ở trong tình trạng bị khô và có cảm giác khát nước. Khô miệng được coi là một bệnh lý và gây ra những ảnh hưởng nhất định, nhất là một trong số các nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng. Chứng bệnh này vì thế cần được khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.



Do vậy, nếu bị khô miệng có thể gây ra các ảnh hưởng đến thưởng thức món ăn và các gây ra các bệnh răng miệng.

>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại gò vấp


Triệu chứng bệnh khô miệng

Nước bọt tiết ra ít gây khô miệng có thể được nhận biết thông quan các biểu hiện như sau:

– Khô trong miệng.

– Có cảm giác như nước bọt giống như đặc, hồ keo.

– Khô miệng khiến cho da bị nứt, lở loét trong miệng.

– Nứt môi.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Khó nói, nuốt.

– Viêm họng.

– Một cảm giác thay đổi của hương vị.

– Nhiễm nấm trong miệng.

– Tăng mảng bám, sâu răng và bệnh nướu răng.

– Ở phụ nữ, khô miệng có thể gây mất thẩm mỹ răng.

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

– Nguyên nhân do dùng thuốc: bị khô miệng có thể là do nguyên nhân bị tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị trầm cảm và lo âu, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc cao huyết áp, chống diarrheals, giãn cơ, thuốc bệnh Parkinson…

– Điều trị ung thư: thuốc hóa trị có thể thay đổi bản chất của nước bọt và số lượng sản xuất. Bức xạ trị liệu đầu và cổ có thể thiệt hại tuyến nước bọt gây ra sự sụt giảm đáng kể sản xuất nước bọt.

– Do thuốc lá: hút thuốc lá hoặc thuốc lá nhai có thể làm tăng các triệu chứng khô miệng.

Điều kiện sức khỏe khác: một số các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, suy giảm hệ thống miễn dịch, bệnh Parkinson, HIV / AIDS, rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có thể gây ra chứng bệnh hôi miệng. Ngoài ra, ngủ ngáy và thở bằng miệng mở cũng có thể đóng góp cho vấn đề.

Phương pháp điều trị và thuốc

Trong quá trình hướng dẫn và kê đơn thuốc cho người bệnh để chữa trị một căn bệnh nào đó, nếu bác sĩ nhận thấy thuốc có thể khiến cho người bệnh bị khô miệng thì sẽ có điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển đến một loại thuốc không gây khô miệng.

Bên cạnh đó, để khắc phục chứng khô miệng có thể dùng tới một số loại thuốc như pilocarpine hoặc cevimeline để kích thích sản xuất nước bọt.
Biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh khô miệng

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng khô miệng, các bạn có thể nên áp dụng theo các biện pháp đơn giản như sau:

– Kẹo cao su có thể là một giải pháp hay trong trường hợp này. Vì thế, các bạn có thể nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo cứng để làm tăng tiết lượng nước bọt.

– Hạn chế uống nước có chứa lượng caffeine vì có thể làm khô miệng.

– Tránh các loại thực phẩm ngọt hay chua và kẹo vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.

– Không sử dụng nước súc miệng có chứa rượu bởi vì chúng có thể sấy khô.

– Không nên hút thuốc lá cũng như sử dụng các loại thuốc nhai sẽ là nguyên nhân gây khô miệng và các loại bệnh khác.

– Uống nhiều nước mỗi ngày là biện pháp phòng ngừa và khắc phục chứng khô miệng hiệu quả.


– Hãy thử thay thế nước bọt toa. Hãy tìm có chứa carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose, chẳng hạn như Biotene Oralbalance.

– Tránh sử dụng thuốc kháng histamine toa và thuốc thông mũi bởi vì có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn.

– Cố gắng để không hít thở bằng miệng và khắc phục chứng ngáy ngủ


Thêm độ ẩm cho không khí vào ban đêm với độ ẩm trong phòng.

Cách phát hiện sâu răng

Sâu răng là gì ? Sâu răng có phát hiện được không ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho "sâu răng là gì" và "sâu răng có phát hiện được không ?"

Sâu răng là tổn thương tổ chức cứng của răng bao gồm men răng, ngà răng và xương răng. Khi lỗ sâu khu trú ở vùng men răng gọi là sâu men, lỗ sâu ở vùng ngà răng gọi là sâu ngà, khu trú ở vùng xương răng gọi là sâu xương răng.



Làm sao để phát hiện sâu răng
Khi bị sâu men, thường người bệnh không có cảm giác khác lạ, không để ý đến vì không đau và dễ bỏ qua. Chỉ đến khi lỗ sâu vào đến ngà răng bệnh nhân mới có cảm giác bất thường vì lớp ngà bao gồm 30% là chất hữu cơ, do đó, bệnh nhân thấy đau ít hoặc nhiều. Đau là do những tác nhân kích thích hóa – lý rất rõ. Điển hình là khi ăn hoặc uống các thức ăn hay nước nóng, lạnh. Đối với thức ăn rơi vào lỗ sâu (đặc biệt là chất ngọt) thì đau kéo dài và đau không ngừng khi mà vật lạ chưa lấy ra khỏi lỗ sâu.



Bạn có thể phát hiện sâu răng sớm?

Vì tổ chức men răng chủ yếu bao gồm là phần vô cơ (86%) nên sâu men chủ quan không có cảm giác đau, bệnh nhân không chú ý và dễ cho qua. Muốn phát hiện sâu men răng phải được khám tại các cơ sở nha khoa. Dù đau hay không, cách 6 tháng phải được khám răng một lần để kịp thời phát hiện lỗ sâu và khi đã có lỗ sâu thì cần phải điều trị ngay.
Khi đã có cảm giác ê buốt khi ăn hoặc uống các đồ ăn nóng, lạnh phải kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để khám và có hướng điều trị kịp thời, không để lỗ sâu tiến triển vào tủy gây viêm tủy, hoại tử tủy, tránh được đau buốt và không phải mất nhiều thời gian đi lại điều trị.
Điều trị sâu men răng hoặc sâu ngà rất đơn giản, có thể thực hiện tại các phòng khám nha khoa. Khi lỗ sâu đi vào tủy gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy thì công việc điều trị đã trở nên phức tạp.



Bạn cần phải điều trị kịp thời khi phát hiện sâu răng



Điều trị sâu răng rất đơn giản nếu kịp thời, không để biến chứng vào tủy. Nếu bị sâu men mà được điều trị sớm thì quá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần đến với thầy thuốc một lần là xong để nạo tổ chức men mủn rồi hàn men răng luôn, không hề đau. Quá trình sâu răng sẽ được chặn đứng.

Nếu lỗ sâu vào đến lớp ngà và đặc biệt sát buồng tủy thì thời gian điều trị kéo dài hơn, bệnh nhân phải đến với thầy thuốc ít nhất 2 lần. Lần thứ nhất để nạo ngà mủn, hàn tạm theo dõi. Lần thứ hai nếu hết đau mới hàn trám răng. Trong khi nạo ngà mủn đã bắt đầu có cảm giác đau ít hoặc nhiều.

Những trường hợp lỗ sâu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tủy và khi đã tổn thương tủy thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn và đặc biệt sẽ đau nhiều. Khi điều trị viêm tủy, bệnh nhân phải đến với thầy thuốc từ 3 – 4 lần hoặc hơn nữa.
♦ Lần thứ nhất phải đặt thuốc diệt tủy
♦ Lần thứ hai lấy tủy
♦ Lần thứ ba hàn ống tủy
♦ Lần thứ tư mới hàn trám răng
Thời gian điều trị kéo dài từ 3 – 4 tuần. Có trường hợp không điều trị được phải nhổ bỏ răng.

Nhiều trường hợp sâu răng dẫn đến hoại tử tủy gây áp-xe lợi, sưng đau và nếu không được điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng nang chân răng, phải mổ cắt cuống chân răng và nạo nang gây đau đớn cho bệnh nhân. Trường hợp nặng hơn có thể gây rò mủ ra má, phải mổ nạo lỗ rò để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Sâu răng có chữa khỏi được không ?


Tại Việt Nam có trên 60% người bị mắc bệnh sâu răng và khoảng 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Tại sao lại có nhiều người mắc bệnh này. Vậy sâu răng có chữa khỏi được không ? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng chính là sự tiêu hủy men răng và ngà răng, vi khuẩn sẽ tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Dần dần lỗ sâu phát triển sẽ khiến cho răng bị ăn mòn, nếu không chữa trị kịp thời có thể tạo ra một lỗ sâu lớn khiến cấu trúc răng bị vỡ.

Bệnh sâu răng 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng, nhưng nguyên chính vẫn do thói quen sinh hoạt, cụ thể là chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều đường. Đa phần vấn đề chăm sóc răng miệng bị người Việt xem nhẹ. Công tác tuyên truyền tỏ ra không mấy hiệu quả khi số người kiểm tra răng miệng thường xuyên không nhiều, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ ít được người lớn quan tâm tới, có nhiều người không đánh răng đủ số lần tối thiểu cần thiết trong một ngày và đánh sai quy cách.

Chỉ đến khi các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng, gây ra những cơn đau triền miên, dẫn đến khó ăn, khó ngủ, sức khỏe giảm sút thì người bệnh mới tìm tới bác sĩ nha khoa để chẩn đoán và điều trị.

Sâu răng có chữa khỏi được không?

Không cần phải quá lo lắng việc sâu răng có chữa khỏi được không. Vì sâu răng cũng là một căn bệnh mạn tính nhưng lại cực kỳ dễ dàng để điều trị. Các lỗ sâu răng có thể được phục hồi bằng các biện pháp y tế cũng như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm khi hố sâu răng chưa xuất hiện hoặc khi vi khuẩn chưa ăn sâu vào lớp ngà răng thì có thể ngăn chặn được. Điều này có thể thực hiện bởi chính người bệnh mà không cần dùng những biện pháp điều trị phức tạp, tốn kém. Người bị sâu răng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng hằng ngày là có thể ngăn chặn được sự tiến triển của vi khuẩn.



Chăm sóc răng miệng đúng cách đề phòng và trị sâu răng hiệu quả. 

Tuy nhiên, phần lớn ở Việt Nam khi phát hiện bị răng sâu cũng là lúc cấu trúc răng đã bị mủn, xuất hiện những hố sâu to, cấu trúc răng bị biến dạng. Giai đoạn này, người bệnh có thể điều trị sâu răng bằng một trong các cách sau:
  • Biện pháp tái khoáng phần sâu: Khi răng mới bị chớm sâu, hố sâu hình thành nhỏ, ta có thể sử dụng dung dịch gồm các chất Phosphate, Flourine, Calcium để trám và vùng bị sâu. Đây là cách đơn giản, không đau, an toàn mà hiệu quả.
  • Biện pháp loại bỏ phần răng bị sâu: Sâu răng phát triển tới giai đoạn muộn, khi hố sâu rộng, ta có thể dùng phương pháp loại bỏ phần răng bị sâu, sau đó hàn trám lỗ sâu răng. Hàn trám răng là việc sử dụng các vật liệu trong y tế hàn chắc vào răng, làm đầy chỗ khuyết của răng để thức ăn thừa không bám lại vào răng sâu. Biện pháp này góp phần găn chặn sự phát triển của vi khuẩn và đồng thời cũng khắc phục vấn đề thẩm mỹ, phục hồi chức năng cho răng.

Vì vậy, việc sâu răng có chữa khỏi dược không phụ thuộc vào việc quan tâm và chăm sóc răng miệng của mỗi người như thế nào. Nên sử dụng bàn chải lông mêm để vệ sinh răng miệng đánh răng 1 ngày 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Và thăm khám nha khoa định kì 6 tháng 1 lần.

Chữa răng sâu ở đâu tốt nhất ?

Khi chữa răng sâu mối quan tâm hàng đầu của nhiều người là "chữa răng sâu ở đâu tốt nhất".Và làm sao để biết đó có phải địa chỉ chữa răng sâu uy tín và tốt nhất hay không?.Hãy cùng tham khảo những chia sẻ về địa chỉ chữa răng sâu tốt nhất qua bài viết dưới đây.

Chữa sâu răng ở đâu tốt nhất – Tiêu chí nào lựa chọn?

Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng, viêm tủy xương,… kèm theo các cơn đau dữ dội. Nên chữa sâu răng ở đâu tốt nhất, đảm bảo răng sau khi được phục hồi thực hiện chức năng ăn nhai tốt dựa vào các tiêu chí sau:

– Đội ngũ bác sĩ: Hội tụ những bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp ca điều trị sâu răng của bạn được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và không gây bất kỳ biến chứng nào.

– Cơ sở hạ tầng: Phòng điều trị răng hàm mặt phải được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc y tế hiện đại nhằm phục vụ cho việc chuẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân đạt được kết quả tốt nhất.

– Kỹ thuật, công nghệ chữa răng an toàn, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao

– Chế độ chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau khi điều trị răng là yếu tố làm khách hàng cảm thấy hài lòng và yên tâm khi tìm kiếm địa chỉ trị sâu răng ở đâu tốt nhất.

Bạn có thể dựa vào những tiêu chí trên để lựa chọn chữa sâu răng ở đâu tốt nhất.


Bệnh nhân được chăm sóc sau khi chữa răng tại Nha Khoa KIM

Nha Khoa KIM – Địa chỉ nha khoa an toàn, đáng tin cậy

Nha Khoa KIM với hơn 15 năm hình thành và phát triển, là một trong những bệnh viện nha khoa hàng đầu tại Việt Nam, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước biết đến, bởi những thế mạnh nổi bật như:

– Đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, nhiều người từng tu nghiệp tại nước ngoài, tận tâm với nghề, thực hiện thành công hầu hết các ca điều trị và chăm sóc răng miệng tại Nha Khoa KIM, nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng. Xua tan nỗi lo lắng nên trị sâu răng ở đâu tốt nhất của mọi bệnh nhân.

– Hệ thống phòng khám và điều trị, thiết bị dụng cụ luôn được vô trùng theo tiêu chuẩn FDA nhằm tránh tình trạng lây nhiễm chéo, cùng với việc trang bị 4 lò hấp dụng cụ từ Đức, hệ thống rửa tay tự động, nguồn nước đã được xử lý bằng tia cực tím.

– Chất liệu sứ được nhập khẩu từ Đức đảm bảo về chất lượng. Bằng kỹ thuật CAD/CAM giúp cho việc bọc sứ cho răng sâu diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao.

– Bệnh nhân sau khi được điều trị tại Nha Khoa KIM sẽ được chăm sóc, theo dõi quá trình phục hồi. Với những bệnh nhân ở xa sẽ được đưa đón tận nơi tại sân bay, giúp khách hàng đặt khách sạn để tiện cho việc điều trị.

Vì vậy bạn có thể yên tâm chữa răng sâu tại bệnh viện KIM. Nếu như bạn còn thắc mắc nào về " chữa răng sâu ở đâu tốt nhất" hãy liện hệ hot line 19006899 (nha khoa KIM) để được các bác sĩ tư vấn một cách tốt nhất

Chữa răng sâu bao nhiêu tiền ?

Chữa sâu răng bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi có nhu cầu điều trị sâu răng đã gửi thư về Nha Khoa Kim. Tuy nhiên, không phải trường hợp sâu răng nào cũng có mức độ tổn thương như nhau vậy nên phương pháp điều trị sẽ khác và chi phí cũng không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chi phí chữa sâu răng bao nhiêu tiền dể bạn có thể chủ trong việc điều trị

Chữa sâu răng bằng các phương pháp nha khoa giúp điều trị tình trạng răng sâu hiệu quả nhất, ngăn chặn vết sâu lan rộng sang các bề mặt khác, chấm dứt cơn đau và các khó chịu do răng sâu gây ra. Nếu không được điều trị răng sâu có thể lan đến tủy gây viêm, vỡ mẻ răng, thậm chí là mất răng.


Chữa sâu răng bao nhiêu tiền không còn là vấn đề khiến bạn lo lắng nữa khi điều trị tại Nha Khoa Kim
Chữa sâu răng bao nhiêu tiền?

Chữa sâu răng bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào tình trạng răng sâu ở mức độ nào, giải pháp phục hình, sử dụng chất liệu gì,.. mà chi phí điều trị cũng sẽ khác nhau. Mỗi địa chỉ nha khoa vì sử dụng kỹ thuật khác nên chi phí trị sâu răng cũng sẽ không giống nhau.

Thông thường khi điều trị răng sâu, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng răng miệng của bệnh nhân, chụp X-quang nhằm đưa ra kết quả chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng chiếc răng sâu. Tại Nha Khoa Kim, chi phí thăm khám nha khoa tổng quát của mọi ca nha khoa gồm:
1. KHÁM NHA KHOA TỔNG QUÁT

DỊCH VỤ KHÁM BỆNH ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Khám tổng quát, kê đơn Lần MIỄN PHÍ
Chụp X Quang quanh răng 1 Phim MIỄN PHÍ
Chụp phim Panorama 1 Phim 100.000
Chụp phim Cephalometric 1 Phim 100.000
Chụp phim ConeBeam CT 3D 1 Phim 250.000


– Sau khi kiểm tra và thăm khám, với những trường hợp răng sâu nhẹ, các mô răng bị tổn thương ít, mới xuất hiện lỗ sâu nhỏ, vết sâu chưa lan vào đến tủy răng thì việc điều trị đơn giản hơn nên chi phí thường thấp. Khi điều trị răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu rồi phục hình răng bằng biện pháp hàn trám lỗ sâu nhằm hạn chế vi khuẩn gây sâu răng trở lại và đảm bảo tính thẩm mỹ. Bảng giá cụ thể như sau:
2. LẤY CAO RĂNG

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Lấy cao răng & đánh bóng (Cạo vôi răng) 2 hàm 150.000
Thổi cát 2 hàm 180.000

3. HÀN TRÁM RĂNG

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Trám răng Sealant phòng ngừa 1 răng 100.000
Trám răng sữa 1 răng 100.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Amalgam 1 răng 100.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Fuji 1 răng 150.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Composite loại 1 1 răng 200.000
Trám răng (Hàn răng) bằng Composite loại 2 1 răng 350.000
Tái tạo răng thẩm mỹ bằng Composite 1 răng 500.000
Trám cổ răng 1 răng 250.000


– Tuy nhiên với những trường hợp răng sâu nặng đã vào đến tủy răng, việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Mức chi phí đối với mỗi ca chữa sâu răng đã lan vào đến tủy, phục hồi răng có giá giao động từ 300.000 ngàn đến 1.200.000 tùy vào vị trí răng cần điều trị, độ khó dễ,… Bảng giá cụ thể như sau:
4. ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG: Không đau nhức



DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Điều trị răng viêm tuỷ hồi phục( Lót Fuji VII, Dycal..) bao gồm trám kết thúc 1 răng 300.000
Điều trị tủy răng số 1, 2, 3 (Nhóm răng 1 chân) 1 răng 500.000
Điều trị tủy răng số 4, 5 1 răng 800.000
Điều trị tủy răng số 6, 7 1 răng 1.000.000
Điều trị tủy răng khó 1 răng 1.200.000
Điều trị tủy lại 1 răng Thêm 500.000

– Với những trường hợp răng sâu không thể điều trị mà bắt buộc phải nhổ bỏ để phục hồi răng bắt buộc phải dùng đến răng giả mới đáp ứng khả năng ăn nhai và nhu cầu thẩm mỹ. Tùy vào chất liệu răng, răng tháo lắp hay cố định mà chi phí chữa sâu răng bao nhiêu tiền mức giá cũng sẽ khác. Bảng giá chi tiết các loại răng giả phục hình:
5. BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ NIÊM YẾT (VND)
Răng sứ kim loại Ni-Cr 1 răng 1.500.000
Răng sứ titan 1 răng 2.000.000
Răng sứ kim loại B1 (Cr-Co) 1 răng 2.500.000
Răng toàn sứ – Không CAD/CAM 1 răng 4.000.000
Mão toàn sứ Zirconia-CAD/CAM 1 răng 5.000.000
Mão toàn sứ Zirconia-Cercon HT/ Lava 3M (HT) 1 răng 5.500.000
Răng sứ Paladium 1 răng 5.500.000
Mão kim loại Au-Pd 1 răng 6.000.000
Mão kim loại Cr-Co 1 răng 3.000.000
Mão kim loại Full-Titan/Ni-Cr 1 răng 1.000.000
Inlay/Onlay Composite 1 răng 1.500.000
Inlay/Onlay Cr-Co 1 răng 2.000.000
Inlay/Onlay Ni-Cr 1 răng 1.000.000
Inlay/Onlay Zirconia-Lava Ultimate 3M (CAD/CAM) 1 răng 4.000.000
Inlay/Onlay Au – Pd 1 răng 5.000.000
Mão toàn sứ IPS E.Max 1 răng 6.000.000
Mặt dán sứ Veneer IPS Emax 1 răng 7.500.000
Mặt dán sứ Veneer Zirconia 1 răng 6.500.000

Chữa sâu răng an toàn hiệu quả tại Nha Khoa Kim

Đến với Nha Khoa Kim, bạn sẽ không chỉ trải nghiệm quá trình chữa trị răng sâu an toàn, hiệu quả mà còn được chăm sóc và điều trị tốt nhất với các ưu điểm vượt trội sau:

– Đội ngũ y bác sĩ điều trị răng giỏi, vững tay nghề bằng kinh nghiệm hơn 15 năm mang lại sự an tâm trong suốt quá trình chữa trị răng sâu.

– Áp dụng công nghệ hiện đại nhổ răng an toàn, không đau, không xâm lấn đến các mô nướu xung quanh bằng máy nhổ răng siêu âm Piezotome tân tiến. Công nghệ CAD/CAM 3D trong chế tạo răng sứ phục hình thẩm mỹ, giúp mang lại độ chính xác cao.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Nếu bạn còn thắc mắc gì về "chữa răng sâu bao nhiêu  tiền " thì bạn hãy diện đến hotline 19006899 để dược tư vấn.

Răng sâu đen phải làm sao ?

Nếu bạn đang thắc mắc "Răng bị sâu đen do đâu? Răng sâu đen nhiều phải làm sao?" hoặc đang mắc phải mà không biết phải làm sau. Thì hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây 

– Răng bị sâu đen do nhiều nguyên nhân gây ra như vệ sinh răng miệng không tốt, sai cách trong khi các vụn thức ăn vẫn còn đọng lại ở kẽ răng theo thời gian tích tụ và hình thành mảng bám gây sâu răng.

– Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.

– Răng mọc lệch lạc không đều, khó vệ sinh răng miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây sâu răng.

Khi răng bị sâu đen có nghĩa là tình trạng sâu răng đã diễn ra từ lâu và đang dần chuyển nặng.
Răng bị sâu đen phải làm sao?

Ở những bệnh nhân răng sâu chỉ mới xuất hiện các lỗ nhỏ li ti thì giải pháp hàn trám răng sẽ mang lại hiệu quả cao sau khi răng đã được nạo sạch vết sâu. Hàn trám răng giúp bạn ăn nhai bình thường, phục hồi tính thẩm mỹ cho răng, chấm dứt được tình trạng đau nhức, ngăn ngừa các vi khuẩn gây sâu răng tấn công.

Nhưng với các trường hợp răng bị sâu đen nặng, răng có những mảnh vỡ lớn, các nha sỹ thường khuyên bệnh nhân sử dụng giải pháp bọc răng sứ, giúp bạn ăn nhai tốt, độ bền lâu, đảm bảo tính thẩm mỹ.


Bọc sứ cho răng bị sâu đen giúp phục hình răng hiệu quả

Sâu răng là căn bệnh phổ biến, nhiều người gặp phải nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, mất răng là điều khó tránh khỏi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thẩm mỹ, sức khỏe, công việc,… của bạn. 

Vì vậy nếu  bạn đang  răng bị sâu đen, gây đau nhức nhiều thì bạn nên đến gặp nha sĩ sớm tránh tình trạng gây ra biến chứng và lan sang các răng khác.Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn.

Răng cấm bị sâu có nên nhổ không ?

Răng cấm là răng hàm lớn nhất, có vai trò ăn nhai rất quan trọng vì vậy cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh cẩn thận. Những người bị mất răng cấm sẽ chịu nỗi khổ phải nhai một bên trong nhiều năm, ảnh hưởng đến khớp thái dương và các bệnh lý khớp khác.



Răng cấm bị sâu có nên nhổ? có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Răng cấm bị sâu có nên nhổ?

Răng cấm bị sâu có nên nhổ còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể sau khi đã được thăm khám tại địa chỉ nha khoa. Bảo tồn răng là nguyên tắc hàng đầu mà các nha sĩ luôn hướng đến vì nếu mất răng ở vị trí này thì sự xô lệch của các răng kế bên sẽ xảy ra nhanh và nghiêm trọng hơn bình thường. Hơn nữa nếu mất răng cấm thì khi xảy ra hiện tượng tiêu xương làm cho khuôn mặt bị lão hóa và già nua hơn.

Với những trường hợp răng cấm bị sâu chỉ bị vỡ mẻ kèm theo các cơn đau nhức rất có thể vết sâu đã lan đến tủy răng và gây ra tình trạng viêm tủy cấp, nếu để lâu dễ dẫn tới áp xe xương ổ răng. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo vết sâu rồi điều trị trị tủy sau đó bọc răng sứ, đây giống như một tấm áo giáp giúp bảo vệ cho răng khỏi các tác động từ bên ngoài như lực nhai, vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng trở lại.

Tuy nhiên nếu răng cấm bị sâu có nên nhổ khi đã quá nặng, tủy bị viêm cấp, răng lung lay và không thể bảo tồn, bác sĩ dùng đến biện pháp nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng kế bên. Bạn có thể thực hiện phục hồi răng bằng cách trồng răng implant vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai cũng như hạn chế tình trạng tiêu xương.

Răng cửa sâu điều trị như thế nào ?

"Răng cửa bị sâu điều trị như thế nào ?"Nếu bạn cũng đang thắc mắc về điều này thì hãy cùng nhau tìm hiểu cách điều trị thông qua bài viết dưới đây.

Trường hợp răng cửa bị sâu xuất hiện lỗ sâu màu đen và đau âm ỉ tức là tình trạng sâu răng đã khá nghiêm trọng. Vi khuẩn đã tấn công vào các mô răng, dưới tác dụng của axit sau khi phân hủy chất đường, tinh bột hòa tan mô răng và tạo nên các lỗ sâu gây đau nhức.

Khi cấu trúc của răng đã bị xâm lấn, tạo cảm giác ê nhức thì phương pháp điều trị nhanh nhất hiện nay chính là nạo sạch vết sâu răng. Đây là cách dùng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh. Thao tác này ít nhiều sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân nhưng cần thiết phải thực hiện để loại bỏ yếu tố gây bệnh lý. Nhiều trường hợp khi điều trị răng sâu không nạo sạch vết sâu, về sau vi khuẩn tiếp tục hoạt động và gây bệnh trở lại.

Răng cửa sâu chủ yếu do vi khuẩn gây nên

Thao tác hàn răng chính là cách dùng vật liệu trám composite có màu sắc gần như tương đồng răng thật để bịt kín chỗ răng vừa nhổ với mục đích tạo hình lại cho răng khi bị vỡ mẻ và ngăn ngừa vi khuẩn hay những tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập vào.

Sau khi nạo sạch vết sâu cũng như hàn trám thì cảm giác đau nhức cũng thuyên giảm và bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một lưu ý ở đây, hàn trám thường không lưu giữ được lâu trên răng và chỗ trám có thể bị bong bật sau một thời gian ngắn nếu bạn giữ gìn vệ sinh không tốt.

Tuy đây là phương pháp điều trị răng sâu nhanh và hiệu quả nhưng sẽ áp dụng tốt với răng bị sâu nhẹ, chưa vỡ mẻ quá nhiều. Trường hợp răng sâu bị vỡ lớn thì sau khi làm sạch vết sâu cần phải bọc răng sứ để bảo tồn tối đa cấu trúc của răng cũng như ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập trở lại.

Trong một số trường hợp răng cửa bị sâu đau nhức nhiều, nha sỹ có thể kết hợp hàn trám với kê một số loại thuốc giảm đau cho bạn. Quan trọng là sau khi điều trị răng sâu bạn phải biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chú ý làm sạch khoang miệng sau khi ăn, hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều đường. Có thể kết hợp súc miệng với nước muối hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần cùng với việc làm sạch cao răng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng và viêm nướu, viêm nha chu.

Nếu bạn còn thắc mắc nào về tình trang "răng cửa bị sâu điều trị như thế nào ?" bạn có thể liên hệ hotline (08)19006899 (nha khoa KIM) để được các bác sĩ hỗ trợ và giải đáp một cách tận tình nhất.

Được tạo bởi Blogger.