Hiển thị các bài đăng có nhãn trồng răng nanh thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng nanh bị lung lay thì phải làm sao

Chào bác sỹ! Cho em hỏi trồng răng nanh có phải là trồng răng khểnh không ạ? Em mới bị mất một chiếc răng số 3 từ ngoài vào do va đập mạnh, bạn em có nói đó là chiếc răng nanh và khuyên em đi trồng lại. Từ trước em vẫn nghĩ răng nanh là răng khểnh nên có hơi băn khoăn. Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Em cảm ơn ạ! (Thùy Dung – Bắc Ninh).

Trả lời :
Chào bạn Thùy Dung!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Nha khoa KIm. Về thắc mắc “Trồng răng khểnh có phải trồng răng nanh không?” của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Phương pháp trồng răng nanh giả lâu dài


1/ TRỒNG RĂNG NANH CÓ KHÁC TRỒNG RĂNG KHỂNH KHÔNG?

Không chỉ bạn mà rất nhiều người vẫn đang băn khoăn với câu hỏi trồng răng nanh có khác gì so với trồng răng khểnh không? Khi nào chúng là một và khi nào chúng là 2 răng khác nhau?

Trồng răng khểnh

Trên cung hàm, răng nanh là chiếc răng số 3 (tính từ răng cửa vào). Đây là chiếc răng chuyển tiếp giữa răng cửa với răng hàm về mặt vị trí cũng như là hình thể. Răng nanh vẫn có độ mảnh tương đối giống như răng cửa nhưng tạo hình rìa nhọn lại gần giống với răng cối nhỏ.

Khi răng này mọc ngay ngắn so với các răng khác thì gọi là răng nanh. Nhưng khi có sự sai lệch nào đó, hàm răng chen chúc, không đủ chỗ thì răng này có thể bị vênh ra hoặc mọc lên cao hơn so với các răng khác thì gọi là răng khểnh.

Như vậy, về mặt bản chất, răng nanh và răng khểnh là một nhưng cách gọi khác nhau chính là để phân biệt khi răng mọc ở thế khác nhau. Chính vì vậy, việc gọi tên  trồng răng nanh hay trồng răng khểnh cũng phải dựa vào vị trí và mục đích trồng răng khác nhau. Thông thường, có ba trường hợp như sau:

÷  Khi răng nanh mọc ngay ngắn trên cung hàm bị mất và cần phục hình lại vào đúng vị trí đó thì gọi là trồng răng nanh.

Trường hợp mất răng cần trồng răng nanh để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn hàm

Trồng răng nanh

÷ Trong trường hợp răng nanh bị mất nhưng bệnh nhân muốn răng này sau trồng có độ khểnh nhất định thì khi đó có thể gọi là trồng răng khểnh hoặc gắn răng nanh đều được.

÷ Nhưng nếu như người đang còn răng nanh nguyên vẹn mà vẫn muốn trồng thêm răng ở vị của răng nanh nhưng khểnh lên thì sẽ được gọi là trồng răng khểnh.

2/ ĐẦY ĐỦ CÁC CÁCH TRỒNG RĂNG NANH – RĂNG KHỂNH

Để trồng răng nanh, bạn có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau:

÷ Cấy ghép răng Implant: Là cách trồng răng toàn diện cả thân và chân răng, với chân răng là trụ Implant đặt vào trong xương hàm. Thân răng nanh sẽ tựa trên trụ răng này mà không làm ảnh hưởng đến bất cứ răng nào khác.

÷ Làm cầu răng: Là cách khôi phục lại thân răng, chân răng vẫn trống. Khi đó, bệnh nhân trồng răng nanh buộc phải thực hiện mài hai cùi răng trụ hai bên (là răng số cửa số 2 và răng tiền hàm số 4). Cầu răng sẽ là nhịp nối của 3 thân răng sứ chụp lên vị trí của 3 răng liền kề nhau (số 2 – 3 – 4).

÷ Làm răng tháo lắp: Chỉ cần thiết kế một răng giả cho răng nanh gắn trên nền nhựa hoặc khung kim loại để lắp vào vị trí răng nanh.

Trong 3 cách làm răng nanh trên thì cấy ghép và làm cầu răng là bền chắc hơn cả. Nhưng cấy ghép Implant vẫn là giải pháp lý tưởng nhất vì không phải trải qua mài răng, răng lại rất bền, không lo bị tiêu xương hàm như khi làm cầu răng.

Trồng Răng Nanh - Răng Khểnh Đẹp và An Toàn nhất 2016 3KH trồng răng nanh bằng cách cấy ghép răng implant tại Nha khoa KIM. Lưu ý hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể

Để trồng răng khểnh, nếu như bạn muốn có răng khểnh dài lâu nhất thì nên áp dụng kỹ thuật làm cầu và cấy ghép Implant như đã giới thiệu ở trên.

Trong trường hợp bạn vẫn còn răng nanh nhưng muốn có thể răng khểnh cho đẹp trong một khoảng thời gian nhất định thì nên áp dụng một trong các phương án sau:

÷ Đắp composite: Là kỹ thuật tạo hình một thân răng có hình thể giống với răng nanh và gá vào thân răng nanh, hơi chếch lên trên để tạo răng khểnh.

÷ Miếng dán Laminate: Là kỹ thuật dùng một miếng dán mỏng tạo hình giống với mặt trước của răng nanh, gắn vào răng nanh để tạo cảm giác răng nanh khểnh lên đôi chút.

Với cách làm răng khểnh trên đây, bạn có thể gỡ bỏ răng này bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các răng thật trên cung hàm.
Được tạo bởi Blogger.