Sâu răng - nguyên nhân và cách điều trị

Sâu răng là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn ngày một tiếp xúc, tấn công vào men răng, để lâu ngày không điều trị cấu trúc răng sẽ bị phá hủy gây nên tình trạng ê buốt, khó chịu, buộc phải nhổ bỏ.


sâu răng
Sâu răng nặng dẫn đến viêm tủy răng

Sâu răng do đâu?

Các chuyên gia nha khoa cho rằng sâu răng là do một chuỗi liên hoàn gồm nhiều yếu tố gây ra. Cụ thể là:

– Vi khuẩn: Luôn có sẵn trong miệng, được hình thành từ các mảng bám và vôi răng gây sâu răng và các bệnh lý khác.

– Chất đường trong thức ăn: Loại đường này có thể tồn tại trong miệng khoảng 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sẽ lợi dụng đường để hình thành và sinh sôi, đồng thời chúng lên men đường trong quá trình trao đổi chất và giải phóng acid ngay trên bề mặt răng làm ăn mòn men răng và ngà răng.

- Sau khi ăn xong, mảng bám trên răng sẽ được tích tụ, sau 15 phút nếu chúng ta không làm sạch răng, sau một thời gian răng sẽ có nguy cơ bị sâu.

– Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao hơn, tốc độ phát triển của bệnh cũng nhanh hơn.

Sâu răng nguy hiểm ra sao?

Sâu răng khi đang phát triển ở giai đoạn đầu thường rất khó nhận ra vì chưa có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Vị trí dễ hình thành sâu răng nhất là ở các rãnh của răng hàm. Sau một thời gian, răng chuyển sang màu nâu hoặc đen, xuất hiện lỗ sâu răng, gây ra cảm giác khó chịu khi có thức ăn mắc vào, ê buốt khi ăn phải thức ăn nóng, lạnh, đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm tủy, áp – xe răng, gây ra mùi hôi miệng, thậm chí phải nhổ bỏ răng sâu.
răng sâu
Sâu răng khiến người bệnh cảm thấy đau nhút, khó chịu

Sâu răng phòng tránh như thế nào?

Để bảo vệ răng phòng tránh các bệnh lý về răng cũng như sâu răng, bạn phải thực hiện thường xuyên và lâu dài thì mới đạt được hiệu quả cao. Nên thực hiện chải răng 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai, mặt trong trên dưới, chải kỹ phần rìa lợi, cổ răng. Dùng loại kem đánh răng có tính diệt khuẩn, lượng canxi, fluor cao để men răng cứng hơn. Kết hợp làm sạch răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn có thể giắt vào kẽ răng. Dùng nước súc miệng nhằm khử khuẩn, làm sạch toàn bộ kẽ răng mà chỉ nha khoa và bàn chải chưa làm sạch, thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn vừa chia sẻ các thông tin về bệnh sâu răng tới các bạn. Khi gặp các vấn đề răng miệng, bạn có thể đến trực tiếp để được các bác sĩ của chúng tôi thăm khám và điều trị kịp thời.

rang sau
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn số 49 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Sâu răng nặng buộc phải nhổ bỏ là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng phải nhổ bỏ răng sẽ làm mất thẩm mỹ mà ngược lại răng sẽ được khỏe hơn. Đồng thời khi thực hiện nhổ răng sâu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, các bác sĩ sẽ giúp bạn khôi phục răng mất bằng các dịch vụ chỉnh hình nha khoa như cấy ghép implant, dán sứ Venneer... mang lại hàm răng khỏe đẹp và nụ cười tự tin cho bạn.


Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.