Bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng chăm sóc sao ?

Khi trẻ mọc răng thường biếng ăn hơn lúc bình thường  dẫn đến suy dinh dưỡng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết chăm sóc ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải tỏa nỗi lo lắng bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng phải làm sao ?

1. Tại sao trẻ biếng ăn hơn khi mọc răng?

Trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng phải làm sao ?

Ngày thường bé vẫn ăn uống đầy đủ và rất nghiêm túc, tuy nhiên khi mọc răng, bé không chịu ăn uống gì nhiều? Thực ra cũng không phải là do trẻ muốn như vậy.

Lý do sâu xa là khi được khoảng 6 tháng tuổi, các bé bước vào giai đoạn mọc răng. Để răng có thể nhô ra ngoài được, thì các bé thường bị sưng nướu, có bé còn bị viêm, tấy đỏ hoặc thậm trí là bị loét. Bé thường hay bị chảy dãi nhiều hơn, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho… và như vậy thì khó mà bé có thể không biếng ăn.

Vì vậy, bạn hãy là những bậc cha mẹ hiểu biết tâm lý của con và khéo léo chăm sóc trẻ để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng dẫn tới sút cân.

2. Mẹ cần cho con ăn những gì?



Như đã nói ở trên, không phải do tự nhiên trẻ biếng ăn, mà là do cơ thể bé bị ảnh hưởng khi mọc răng. Ở giai đoạn này, cơ thể bé hay bị mệt mỏi, khó chịu, và răng bị đau nhức nên các bé thường trở nên cáu kỉnh và hay phản ứng lại với những điều mình không thích. Vì thế, các mẹ cần phải hiểu cơ thể bé, cần kiên trì và dỗ dành bé khi cho bé ăn. Không nên ép bé ăn bằng những biện pháp cứng rắn, chỉ làm bé sợ ăn và bữa ăn trở thành buổi “tra tấn” cực hình đối với răng lợi và đối với chính bé.

Ở giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như: cháo, canh, súp…để bé bớt phải nhai và dễ nuốt. Không nên cho bé ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, vì nó không tốt cho sự phát triển của răng trẻ. Vì trẻ biếng ăn nên mẹ có thể chia nhỏ và tăng số bữa ăn trong ngày.

Vì giai đoạn mọc răng rất cần nhiều canxi, nên mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn cho bé có hàm lượng canxi cao. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá, tôm, đậu phụ.. Hoặc các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi… Ngoài ra, cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

Một điểm nữa mà mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung kẽm và selen cho trẻ. Chúng giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, cải thiện vị giacs, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong thịt, hải sản, giá đỗ và rau xanh. Khi hai chất này bị thiếu hụt, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ càng nặng hơn, bé hay bị suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch của bé bị giảm sút, dễ mắc phải bệnh tật hơn.

3. Mẹ làm gì cho bé yêu bớt đau khi mọc răng?

Ở giai đoạn này tính khí trẻ hay thay đổi thất thường, nên mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho bé. Hãy thể hiện tình cảm cho bé bằng cách an ủi, ôm ấp, trò chuyện hoặc có thể chơi các trò chơi cùng bé.

Khi mọc răng, bé sẽ có cảm giác bị ngứa lợi. Mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu và răng để bé bớt đau nhức, khó chịu. Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mat-xa tránh đưa vi khuẩn vào miệng trẻ.

Bé có thể bị sốt nhẹ, hoặc đi ngoài nên mẹ cần cho bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước đã bị mất đi. Có thể cho bé uống nước trắng hoặc cho bé uống nước hoa quả càng tốt.
Cần chú ý những gì khi bé bắt đầu mọc răng ?

Khi bé bước sang tháng tuổi thứ 6, bạn nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với những triệu chứng mọc răng ở bé để có thể giúp bé vượt qua được giai đoạn khó chịu này mà vẫn đảm bảo duy trì được số cân nặng cần thiết. Vậy bé mọc răng biếng ăn phải làm sao để khắc phục và giúp trẻ dễ chịu hơn? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức quan trọng để giúp bạn nhé!

>>Bé mọc răng sớm suy dinh dưỡng

1. Nhận biết triệu chứng

Đây là điều đầu tiên bạn cần nắm được để biết phải làm thế nào với bé là tốt nhất. Thường khi trẻ bắt đầu mọc răng hay có những triệu chứng quấy khó nhiều hơn, dẽ cáu gắt, khó chịu, hay làm nũng và bỏ bữa.

Bạn cũng có thể quan sát những dấu hiệu sau đây để biết có đúng bé đang mọc răng hay không nhé: Bé chảy nhiều nước miếng hơn, hay bất cứ đồ vật nào trong tầm tay, thỉnh thoảng đi phân lỏng, ốm sốt bất thường.

Quan sát nướu của trẻ bạn sẽ thấy nướu hơi sưng lên, đỏ, ẩn nhẹ vào sẽ làm bé hơi đau. Bé ngứa ngay nên hay ngậm, mút ngón tay, không chịu ăn và bị sụt cân.

2. Làm gì khi bé mọc răng?

Cho bé những vật nhẹ và mềm để bé có thể cắn khi bị ngứa lợi. Đây cũng là cách để kích thích lợi và làm răng mọc dễ dàng hơn, ít gây đau cho bé hơn. Nếu thấy bé đau dữ dội thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ và đau nhiều, có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sỹ, không được để trẻ sốt quá cao. Trường hợp bé sốt nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc. Sau khoảng vài ngày, bé sẽ tự khỏi.

Chú ý giữ vệ sinh, làm sạch nướu ho trẻ sua khi bú hoặc sau ăn. Cách thực hiện nên nhẹ nhàng, từ tốn, dùg miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay để lau và massage nướu cho bé dễ chịu. Cũng nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong. Nhớ thường xuyên lau sạch nước miếng cho bé.

Khi trẻ quấy khóc nên kiên nhẫn dỗ và chơi với bé để bé quên đi cơn đau, không quát mắng hay để trẻ chơi một mình.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi mọc răng

Trước hết, nên chú ý đến việc cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm ấm không quá nóng hay quá lạnh, vì trẻ ăn được ít hơn so với bình thường nên cần chú ý bổ sung các thức ăn có hàm lượng dưỡng chất ao hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi.

Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? 3Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? – Thực phẩm cho trẻ khi mọc răng cần mềm, không dính, dễ ăn

Chế độ dinh dưỡng cụ thể nên áp dụng theo từng thời kỳ như sau:

– Thời kỳ mọc 2 răng: trong khoảng 4 – 8 tháng, thực đơn nên áp dụng là khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc.

– Thời kỳ mọc nhiều răng hơn: trong khoảng 8 – 12 tháng, thực đơn cho bé cần nhiều dinh dưỡng hơn, có thể dùng thịt băm nhỏ, đậu nghiền và nhiều loại thực phẩm mới hơn. Thức ăn cần mềm, không dính, dễ ăn.

– Thời kỳ mọc 6 – 8 răng: trong khoảng từ 9 – 13 tháng, vẫn áp dụng thực đơn kể trên.

– Thời kỳ mọc răng hoàn thiện (khoảng từ 12 – 20 răng): Bạn có thể cho bé ăn gạo, đậu tương, thịt,…

Trong mỗi thời kỳ, cần các nhóm thực phẩm thích hợp và đảm bảo dễ ăn để bé không gặp trở ngại trong nhai nuốt và không làm dính thức ăn vào răng lâu gây khó chịu cho bé.

Bé đang mọc răng nên ăn cho ăn món gì là phù hợp?

Sốt, đau nhức lợi, đút thức ăn thì phì ra, không chịu ăn, quấy khóc, đó là những biểu hiện thường thấy ở những đứa trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy có cách gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này?
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.

Bé rất đau đớn, khó chịu khi phải ăn những thực phẩm gây đau lợi và sẽ phản kháng bằng cách không chịu ăn. Nếu có ăn, thì chỉ với số lượng ít và rất khó ăn. Để giúp bé ăn được dễ dàng, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ép bé để ăn hết phần cháo, hay bột.
 Nếu bé ăn ít, nên cho bé ăn dặm thêm một số thức ăn khác như sữa chua, phomai, váng sữa, dưa chuột để lạnh. Vì đây là những thức ăn mà bé mọc răng ưa thích mà còn là cách giảm thiểu sự đau đớn khi mọc răng”.

Khi mọc răng, bé sẽ rất đau lợi. Vậy các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn mềm, lỏng có đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn hàng ngày.

Các mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng. Hoặc có thể nấu nui sao ( là một bánh thay thế bánh phở) với thịt lợn, cà rốt xay nhuyễn sẽ cung cấp cho bé 1-2 tuổi khoảng 200 calo.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã phần nào bớt lo lắng về tình trạng trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng. Nếu còn băn khoăn nào về vấn đề trẻ mọc răng sớm suy dinh dưỡng thì bạn có thể liên hệ hotline 19006899 để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Xem thêm: 

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.