Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Yếu tố quyết định đưa trẻ đi chỉnh nha?

Chỉnh hình răng cần phải có sự hợp tác tốt ở trẻ và trẻ phải giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn vì hàm chỉnh nha rất dễ gây sâu răng do phải đeo nó trong thời gian dài.

Từ năm 9 tuổi nếu BS khám thấy có lệch lạc răng thì có thể cho trẻ đeo hàm chỉnh nha phòng ngừa để loại bỏ các thói quen xấu của các bắp thịt lưỡi và môi, má. Hàm nầy có thể đeo trong 6th đến 1 năm. http://chamsocrangtreem.vn/rang-chet-tuy-phai-lam-sao/



Đến năm 12 tuổi nếu răng vẫn còn lệch lạc nhiều phải có BS tư vấn nên áp dụng phương pháp chỉnh nha nào tốt nhất để có kết quả khả quan. Trong lúc chọn lựa phương pháp cũng phải tính đến chi phí, nếu làm hàm chỉnh nha tháo lắp sẽ tốn chi phí ít hơn còn chỉnh nha cố định rất đắt tiền. http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-co-tuy-khong/

Sau khi đã chỉnh răng có kết quả rồi, phải duy trì hàm chỉnh nha một thời gian nữa vì rất nhiều trường hợp đã có kết qủa tốt nhưng một thời gian sau, răng trở lại như cũ, đâu lại vào đó!!. Lý do là vì sau khi chỉnh nha, trẻ vẫn chưa bỏ được các thói quen xấu, như tật thở miệng, đẩy lưỡi, cắn môi đó là nguyên nhân làm cho răng bị xô lệch trở lại. Vì vậy cần phải có chuyên gia chỉnh nha nhiều kinh nghiệm và có sự giáo dục tốt để trẻ biết giữ gìn hàm răng của mình.

Tuổi nào cũng có thể chỉnh nha được, nhưng tốt nhất là từ 12-20 tuổi, vì ở thời kỳ này xương hàm đang phát triển, kích thước xương hàm còn thay đổi thích hợp cho sự di chuyển các răng. http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-sau-rang-cho-tre-em/


Ở người lớn xương hàm không phát triển nữa, xương dầy đặc, cứng chắc hơn, và khi dịch chuyển răng phải chú ý mô nâng đỡ răng có thể bị yếu đi vì tuổi tác, nhất là bệnh nha chu rất dễ phát triễn ở người lớn tuổi.

Chữa sún răng cho trẻ hiệu quả

Trẻ nhỏ khi lên 2 tuổi đã mọc nhiều răng và hàm răng tương đối hoàn chỉnh. Bé đã có thể ăn được nhiều thứ và dễ bị sún răng. Hiện nay có không ít trẻ nhỏ đã bị sún răng gây ra các bệnh răng miệng và nhất là có thể gây ra nhiều phiền phức về sau nếu không được phòng chống và chữa trị sớm. 


Vì sao trẻ nhỏ dễ bị sún răng?

Sún răng ở trẻ là biểu hiện răng bị ăn mòn với nhiều cấp độ khác nhau. Răng có thể bị mòn dần về phía chân răng bắt đầu từ rìa cắn hoặc từ các mặt bên của răng tới chân răng. Kèm theo đó, răng sún thường có màu hoặc bị sỉn đen vừa gây mất thẩm mỹ lại có thể khiến cho trẻ bị đau buốt răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị sún ở trẻ là do các yếu tố sau: http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nho-rang-cho-tre-tai-nha/



– Chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày không hợp lý: cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, uống nước ngọt, thức ăn chứa nhiều tinh bột,… nhưng lại không đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công phá hủy men răng.

– Do đặc điểm của răng sữa lúc này còn khá yếu nên dễ bị tấn công

– Trẻ bị thiếu canxi trong cơ thể cũng sẽ khiến cho răng và lớp men bị yếu hơn, nhạy cảm với những tác nhân, tác động bên ngoài gây sún răng.
Cách chữa răng sún cho trẻ

Trẻ rất dễ bị sún răng nên phụ huynh cần chú ý biết cách giúp con em mình phòng tránh và khắc phục hiệu quả càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Một số lưu ý và cách điều trị răng sún cho trẻ cần thực hiện như sau: http://chamsocrangtreem.vn/khi-nao-nho-rang-sua-cho-be/

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: phụ huynh cần chú ý tới cân bằng bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ, trong đó nên thường xuyên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi giúp răng bé chắc khỏe hơn và bảo vệ mem răng. Bên cạnh đó, cần tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nhất là ăn vào buổi tối. Nếu sau khi ăn phải đánh răng sạch sẽ.

– Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày: đây là việc làm rất cần thiết và quan trọng để phòng chống và khắc phục tình trạng răng sún ở trẻ. Sau khi ăn, trẻ cần được vệ sinh răng miệng để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc mảng bám gây phá hủy men răng.

Bạn có thể dùng gạc mềm để chải răng cho trẻ hoặc hướng dẫn để con có thể tự đánh răng sạch sẽ. Phụ huynh cũng cần chú ý lựa chọn loại kem đánh răng thích hợp cho bẽ để sử dụng.


Phụ huynh không nên tự ý hoặc tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Vì thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị sỉn vàng, gây ăn mòn răng.

Khi nào nên nẹp răng cho trẻ ?

Niềng răng hay còn có tên gọi khoa học khác là nắn chỉnh nha nẹp răng. Nắn chỉnh nha là kỹ thuật nhằm phát hiện, chuẩn đoán và khắc phục tình trạng răng bị khuyết thiếu ở trẻ. Nhiều trẻ khi răng mọc tự nhiên thường xuất hiện các tình trạng bị lệch lạc, mọc không đúng vị trí gây ra những vấn đề răng miệng như hô, vẩu, móm…


Hay do một số thói quen xấu như mút tay, ngậm ty hoặc đẩy lưỡi, thở miệng…mà răng miệng trẻ khi lớn lên xuất hiện những khuyết thiếu như hở hàm, hở môi, sai lệch khớp cắn…Những tình trạng răng miệng này không những gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của răng miệng mà còn làm ảnh hưởng nặng tới tính thẩm mỹ của hàm răng, khuôn miệng. http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-cho-tre-em-ngay-tai-nha/



Để khắc phục tinh trạng này cho trẻ nhiều bậc phụ huynh đã phải nhờ đến biện pháp nẹp răng. Nhưng khi nào nên nẹp răng cho trẻ thì không phải vị phụ huynh nào cũng nắm chắc.


Việc nẹp răng cho trẻ hay nói cách khách là thời điểm phù hợp để nắn chỉnh răng cho trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó những yếu tố quyết định thời điểm nẹp răng cho trẻ là tình trạng răng miệng của trẻ, mức độ răng bị mọc lệch lạc ở trẻ và đặc biệt là dạng lệch lạc ở trẻ. Nhưng thường thì thời điểm nẹp răng lý tưởng nhất cho trẻ là khi trẻ bước vào độ tuổi từ 9 tới 10 tuổi. Vì ở độ tuổi này trẻ đáp ứng được nhiều yêu cầu trong quá trình nắn chỉnh nha. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-nho-rang-sau-cho-tre-em-hay-khong/

Tuy nhiên, theo những kinh nghiệm của bác sĩ nắn chỉnh nha của nha khoa thì việc nẹp răng, nắn chỉnh nha không phụ thuộc vào độ tuổi. Tức là ở độ tuổi nào cũng có thể nắn chỉnh răng nhưng nó sẽ tốn kém thời gian hơn cũng như hiệu qủa đạt được cũng kém hơn. Thường thì độ tuổi càng lớn thì thời gian nắn chỉnh nha càng dài và quá trình điều trị cũng lâu hơn khi còn nhỏ.


Vì thế, để đạt được hiệu qủa chỉnh nha tốt nhất và để không tốn nhiều thời gian cho quá trình điều trị cũng như không tốn kém chi phí nhiều thì các bậc phụ huynh nên đưa con đi nẹp răng đúng vào thời điểm lý tưởng nhất. Làm sao để biết được thời điểm lý tưởng nhất thì các mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 3 tới 6 tháng một lần. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng răng miệng của trẻ sớm và đưa ra cách điều trị và gian thực hiện hợp lý.

Bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ được chia sẻ:

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh
Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.

2. Tưa miệng
Triệu chứng:
- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.
- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.
- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng. Bé bị rộp trắng trong miệng http://chamsocrangtreem.vn/be-bi-rop-trang-trong-mieng/


2. Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
- Cho thuốc giảm đau.
- Bôi thuốc chữa viêm loét.

3. Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.

Xử trí:
- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính
Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.
Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.
Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.

5. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng
Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.
Biểu hiện lâm sàng: 
- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.
- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.
- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.
- Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau. Bé mọc răng hàm sưng lợi http://chamsocrangtreem.vn/be-moc-rang-ham-sung-loi/

1. Viêm lợi
Biểu hiện lâm sàng:
- Hơi thở hôi.
- Lợi chảy máu khi đánh răng.
- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.
- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.
- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng sáng tối.
- Lấy sạch cao răng.
- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2. Thiểu sản men răng
Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.
Xử trí: 
- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.
- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3. Răng mọc lệch lạc
Nguyên nhân: 
- Do cung hàm quá hẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.
- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Ăn uống đủ chất đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm

Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.
Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm
Tìm hiểu trẻ mọc răng chậm

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể. http://chamsocrangtreem.vn/vi-sao-nen-thuc-hien-lay-tuy-rang-o-tre-em/

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo...

Nên trám răng sữa sâu phục hồi răng sữa hay không?

Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn trám sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại.

Răng sữa bị sâu có nên trám hay là nhổ bỏ còn tùy thuộc khá nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của bé mà bác sỹ sẽ có chỉ định chính xác nên điều trị như thế nào. Tuy nhiên, bác sỹ cũng nêu một số trường hợp cho bạn tham khảo như sau:

Trong trường hợp nếu răng sữa bị sâu nhưng chưa tới tủy thì bác sĩ sẽ trám lại cho bé và không nên nhổ đi vì răng sữa cũng như răng vĩnh viễn nếu mất đi thì việc ăn uống sẽ không còn cảm thấy ngon, về lâu dài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không tốt cho sức khỏe của bé. Nha khoa tốt nhất tại quận 4 https://goo.gl/lhPv5M

Còn đối với trường hợp sâu răng đến tủy thì bác sĩ tiến hành chữa tủy nhằm bảo tồn răng cho bé, việc chữa tủy sẽ phải tốn nhiều thời gian, phải đi lại nhiều lần.
Nên trám răng sữa sâu phục hồi răng sữa hay không?
Nên trám răng sữa sâu phục hồi răng sữa hay không?

Trong nha khoa thì bảo tồn răng là một nguyên tắc cơ bản nhất ngay cả đối với răng sữa bởi răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, những răng sữa bên cạnh được thay và răng bị nhỗ mọc chậm hơn rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu chỗ và mọc lệch lạc. Nha khoa uy tín tại quận 7 https://goo.gl/8hGKhX

Hiện tượng răng cấm mọc lệch là một ví dụ điển hình cho việc răng sữa rụng sớm hoặc bị nhổ sớm. Đồng thời răng sữa bị mất sớm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến sự phát âm của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đến trực tiếp để bác sĩ khám và tư vấn kỹ hơn.

Đã có rất nhiều trẻ được hàn trám răng sữa đảm bảo và đăng ký chăm sóc răng miệng định kỳ cho cả răng sữa và răng vĩnh viễn tại Trung tâm. Do đó, bạn có thể yên tâm, ngày càng có nhiều phụ huynh quan tâm và coi trọng sự phát triển hệ răng cho trẻ giúp bé có được hàm răng đều đẹo khi trưởng thành.

Bạn có thể đến trực tiếp cơ sở để các bác sỹ thăm khám và tư vấn miễn phí trường hợp cụ thể của bé. Nếu cần trám răng, công nghệ mới nhất Hoa Kỳ là Laser Tech sẽ mang lại hiệu quả tối đa nhất khi có thể bảo tồn răng thật và đảm bảo ăn nhai tốt cho bé. Nha khoa tốt nhất tại quận tân phú https://goo.gl/nlPdm4

Quá trình hàn trám răng diễn ra nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây nên cảm giác ê buốt hay đau nhức cho bé. Laser Tech giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu. Sau khi răng được hàn trám vẫn đảm bảo cho bé sinh hoạt hoàn toàn bình thường.

Quá trình mọc răng trẻ em lúc nhỏ

Mặc dù phần lớn các đứa trẻ được mọc đủ tất cả 20 cái răng sữa trước khi lên 3 tuổi, nhưng tốc độ và thứ tự mọc răng lại khác nhau. Những răng sữa sau đó sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng cố định.

Bộ răng sữa có chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ( giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng cố định tương ứng mọc lên thay thế cho răng sữa), kích thích sự phát triển xương hàm nhờ hoạt động ăn nhai, mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh https://goo.gl/Mng6YA thường theo thứ tự sau:

– Răng cửa giữa : 6-8 tháng tuổi
– Răng cửa bên : 9-12 tháng tuổi
– Răng hàm sữa thứ nhất :12- 15 tháng tuổi
– Răng nanh sữa: 18- 21 tháng tuổi
– Răng hàm sữa thứ hai : 24-30 tháng tuổi

Quá trình thay răng cố định ở trẻ cũng như thứ tự đã mọc răng:
– Răng cửa giữa thường được thay khi trẻ được 5-7 tuổi
– Răng cửa bên thường được thay khi trẻ được 7-8 tuổi
– Răng hàm sữa thứ nhất thường được thay khi trẻ được 9-10 tuổi
– Răng nanh sữa thường được thay khi trẻ được 10-11 tuổi
– Răng hàm sữa thứ hai thường được thay khi trẻ từ 11-12 tuổi
Quá trình mọc răng trẻ em lúc nhỏ
Quá trình mọc răng trẻ em lúc nhỏ

Quá trình mọc răng cố định tiếp tục cho đến khi trẻ lên khoảng 21 tuổi. Người lớn có 28 răng cố định, hoặc tối đa là 32 răng bao gồm các răng cối thứ ba (tức là răng khôn).Các bậc phụ huynh cũng đừng lo lắng nếu một vài chiếc răng của trẻ mọc sớm hoặc trễ hơn vài tháng vì mỗi đứa đứa trẻ đều có quá trình mọc răng khác nhau.
►Xem thêm: Rang tre moc lech vao trong https://goo.gl/3cEHnd

Ðể đề phòng cho răng bé không bị hư vì bú bình đêm, trong trường hợp bạn phải cho bé bú bình vào lúc ngủ giữa buổi hay ban đêm, hãy cho bú nước lã chứ không phải sữa mẹ, sữa bình, hay nước trái cây. Luôn luôn làm sạch lợi cho con bạn sau khi cho bú/ăn. Lau lợi bằng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch và ẩm. 

Người cha hoặc mẹ nên đánh răng hằng ngày cho con mình bằng một bàn chải mềm và ướt và một lượng kem đánh răng (có chứa chất florua) bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu. Khi đứa bé lên 6 đến 12 tháng tuổi thì nên lấy hẹn đưa đến khám nha sĩ lần đầu. 

Ðánh răng ít nhất một lần mỗi ngày hoặc theo như hướng dẫn của nha sĩ hoặc bác sĩ. Ðừng cho bé nuốt kem đánh răng – đối với trẻ em dưới sáu tuổi, chỉ dùng một lượng kem đánh răng bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu. 

http://chamsocrangtreem.vn/

Bệnh viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm lợi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes hominis. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm lợi là mảng bám hình thành trên răng. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm lợi.


Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm lợi ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, đặc biệt là ở khe nướu. http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-moc-lech-vao-trong/



Viêm lợi là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm lợi. Phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị một cách có hiệu quả hơn.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm lợi ở trẻ em

Bệnh viêm lợi thường thấy trên trẻ 2 – 5 tuổi, tuy nhiên cũng có trên trẻ lớn hơn. Một vài dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết như:

+ Trẻ sốt, nhức đầu, suy nhược, đau miệng, khó nuốt và nổi hạch cổ.

+ Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm lợi, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng, nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy.

+ Xuất hiện các mụn nước trên lợi, lưỡi, môi, má và khẩu cái. Mụn nước màu xám, đột ngột vỡ ra sau vài giờ và để lại vết loét màu vàng nhạt rất đau, để lại sẹo. http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong/

+ Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên.

+ Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

+ Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu hay khi trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi.

Khi trẻ có những tiền triệu chứng như sốt, quấy khóc, bỏ ăn và đau miệng khó nuốt. Nên đưa trẻ đến khám tại phòng khám nha khoa sớm để phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời tránh kéo dài sự đau, khó chịu cho trẻ.
3. Biện pháp phòng chống bệnh viêm lợi ở trẻ

– Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa thì ngay sau khi cho trẻ bú xong, nên dùng gạc cuốn đầu ngón tay và làm sạch khoang miệng cho trẻ, động tác cần làm nhẹ nhàng tránh gây buồn nôn dẫn đến nôn, trớ.

– Đối với những trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ súc miệng và tập thói quen đánh răng hàng ngày ngay sau khi ăn, hoặc 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. http://chamsocrangtreem.vn/rang-cam-tre-em-co-thay-khong/

– Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

– Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi.

– Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi


Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kì, lấy cao răng và trám các lỗ sâu cần thiết để ngăn ngừa bệnh viêm lợi và các bệnh nha chu cấp tính khác. Nên thăm khám định kì 2 lần/ năm hoặc nhiều hơn theo khuyến cáo của nha sỹ dựa trên việc đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng của trẻ.

Chữa tủy răng cho trẻ uống thuốc được không?

Muốn điều trị bệnh lý tủy răng cần tác động đến căn nguyên gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn. Khi vi khuẩn đã làm tủy bị viêm thì không có thuốc gì có thể làm cho tủy hết viêm được mà cần phải lấy sạch tủy đã bị viêm ra khỏi răng.

Tủy răng là một tổ chức bao gồm các mạch máu và thần kinh nằm trong ống tủy ở các chân răng. Các tổ chức này nối với cơ thể thông qua một lỗ nhỏ ở chóp răng. Tủy bị viêm phổ biến nhất là do bị vi khuẩn tấn công, thường là từ sâu răng và viêm nướu.

Nhưng dẫu là do nguyên nhân nào thì chữa trị tủy răng cũng phải được tiến hành bằng các biện pháp chuyên khoa chỉnh nha ở trẻ em đặc biệt mới khỏi dứt và triệt để.  Ngoài ra còn vì một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc chì,…

Thuốc uống hoặc bôi đều không có nhiều ý nghĩa đối với bệnh viêm tủy răng. Tác dụng duy nhất của thuốc trong trường hợp này chỉ là hỗ trợ giảm đau do viêm tủy gây ra, hoàn toàn không thể trông đợi vào việc viêm tủy răng uống thuốc gì sẽ khỏi dứt được.

Cơ chế tương tự như là sâu răng, không có cách nào để cho phần mô răng bị sâu, hỏng trở về nguyên vẹn được mà chỉ có cách nạo bỏ hoàn toàn phần mô răng đó. Ngoài cách đó ra không còn cách chữa tủy răng cho bé nào khác giúp bạn tốt hơn.

Khi điều trị, bạn cần phải nạo cả mô răng sâu và lấy tủy mới khỏi hoàn toàn được. Sau đó bạn nên cân nhắc đến việc phục hình răng lại bằng cách chụp sứ để bảo vệ mô răng còn lại cũng như chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Trong suốt quá trình thực hiện, bạn sẽ dược gây tê để đảm bảo không cảm thấy bất cứ sự khó chịu hay đau đớn nào.

Không nên chần chừ và băn khoăn về vấn đề viêm tủy răng uống thuốc gì, vì bất cứ loại thuốc nào cũng không thể giúp bạn được trong tình huống này, nếu giảm đau dược thì răng vẫn tiếp tục sâu và viêm tủy nặng hơn. Khi đó nếu bị apxe răng và chóp sẽ rất nguy hiểm!

Vì vậy, cách tốt nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm tủy răng đó là diệt tủy và lấy ra khỏi buồng tủy nhằm chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng. So với việc phải chịu cơn đau hành hạ như bây giờ tốt hơn cả là đi thăm khám để điều trị sớm bạn nhé.

Mức độ nguy hiểm có thể xảy đến với niềng răng

Niềng răng là liệu pháp cải thiện tính thẩm mỹ là chủ yếu. Bên cạnh đó, sau khi niềng răng, vị trí răng về đúng điểm cân đối có thể cải thiện được cả tình trạng ăn nhai. Đấy chính là lý do mà niềng răng đang trở thành một trong những sự lựa chọn của không ít người khi tìm đến phương pháp này.

Phương pháp niềng răng được các chuyên gia nhận định là giải pháp tốt để khắc phục tình trạng răng khấp khểnh, mọc lệch. Quá trình niềng răng sẽ sử dụng những mắc cài, kéo, co, giãn những chân răng mọc không đúng chỗ về vị trí cân đối, đúng chuẩn để tái tạo tính thẩm mỹ. Răng bé bị xỉn đen http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-o-den/ là một trường hợp có thể xảy ra khi niềng răng do vệ sinh không kỹ.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của phương pháp này thì nhiều người vẫn đặt câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không? Điều này cũng đã được nhiều nha sĩ nghiên cứu nghiêm túc và đưa ra những dự đoán cụ thể cho mọi người.

Theo đó, việc niềng răng và điều chỉnh những chân răng có độ sai lệch nhiều, vị trí di chuyển nhiều sau khi thực hiện có thể khiến chân săng yếu, hay đau nhức khi thời tiết thay đổi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều nha sĩ cho rằng: Những đối tượng đã từng niềng răng lúc trẻ có nguy cơ mắc phải những chứng bệnh về cơ hàm nhiều hơn những người không niềng răng như răng trẻ bị mọc lệch http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/

Tức là, nếu sự tác động vào cơ hàm quá nhiều, hàm có thể yếu và răng dễ lung lay, rụng khi về già là điều dễ hiểu. Không những thế, việc niềng răng nếu được tiến hành bởi các nha sĩ không có chuyên môn hoặc chuyên môn kém có thể gây chết tủy, chức năng phục hồi của chân răng gần như bằng không.

Khó có thể trả lời chắc chắn niềng răng có nguy hiểm không nhưng ít ra, chị có thể lưu ý hơn trong việc cho con đến những chuyên khoa giỏi, tìm đến bác sĩ giỏi để thực hiện phương pháp này. Trong trường hợp con chị bị hô móm dạng nặng thì việc áp dụng kỹ thuật niềng răng khó mang lại hiệu quả như mong muốn.

Niềng răng trong một khuôn khổ cho phép với một thời gian nhất định thì không sao, nhưng niềng răng trong một thời gian quá dài và mong muốn răng di chuyển về đúng vị trí mặc cho răng lệch quá mức sẽ khiến cho hàm yếu đi, hàm mặt có thể bị biến dạng, méo do cấu trúc xương hàm mỗi người là khác nhau.

►Xem thêm: Răng sữa lung lay phải làm sao? http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-bi-lung-lay/
Được tạo bởi Blogger.