Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng hàm bé có mọc lại hay không?

Trong đời sống của con người, ai cũng có hai bộ răng: bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Bộ răng sữa bắt đầu mọc ở khoảng 6 tháng tuổi và kết thúc vào khoảng 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà trên hàm răng chỉ có răng sữa. 

Bộ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc - thay thế ở khoảng 6 tuổi. Đó thường là hai răng cửa hàm trên được thay thế từ răng sữa bằng răng vĩnh viễn và răng số 6 (có 4 răng, ở cả hai hàm trên dưới). Răng số 6 không có răng sữa mà khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn. 

Giai đoạn mọc - thay thế này kết thúc vào khoảng 12 - 14 tuổi. Giai đoạn này tồn tại cả hai loại răng sữa và răng vĩnh viễn nên gọi là giai đoạn răng hỗn hợp. Đến khoảng 10 tuổi,  như bé nhà anh, răng số 5 cũng có thể đã được thay thế từ răng sữa bằng răng vĩnh viễn rồi (nếu bé thay răng muộn thì sẽ được thay thế từ khoảng 11 đến 12 tuổi).

Còn răng hàm số 7 (răng số 7 cũng là răng vĩnh viễn khi đã mọc lên, không được thay thế từ răng sữa) mọc lên ở khoảng từ 11 đến 14 tuổi. Răng số 7 mọc lên cũng đồng nghĩa với việc kết thúc giai đoạn mọc - thay thế từ răng sữa thành răng vĩnh viễn. Răng hàm cuả trẻ có thay không http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong/

Như vậy, trường hợp bé nhà anh, 10 tuổi, có thể thấy là: 
- Răng số 6 chắc chắn đã là răng vĩnh viễn
- Răng số 5 có thể là răng vĩnh viễn, hoặc vẫn còn là răng sữa (tùy vào quá trình mọc răng nhanh - chậm của bé). 
- Răng số 7 thì chưa được mọc lên. 

Răng sữa chỉ nhổ khi răng có dấu hiệu lung lay. Răng sữa nhổ sớm sẽ tăng khả năng làm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lệch. 
Tất nhiên, sự thay thế từ răng sữa thành răng vĩnh viễn chỉ được thực hiện một lần duy nhất. Nếu đã là răng vĩnh viễn rồi mà nhổ đi thì sẽ không được mọc thay thế nữa.
Cụ thể: 
- Răng số 6 nhổ đi không thể mọc lại. 
- Răng số 5 nếu là răng sữa thì sẽ được mọc khi nhổ đi. Nếu đã là răng vĩnh viễn thì nhổ đi sẽ không được mọc lại nữa. 

Có một điểm chung ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn là: khi răng đang bị sâu thì nên chữa trị, không nên nhổ bỏ. Nhổ răng sữa sớm sẽ làm cho răng bị mất khoảng. Đây là nguyên nhân làm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên bị xô lệch.

Xem thêm:

Sâu răng vừa hình thành giai đoạn trẻ nhỏ

Sâu răng sữa là căn bệnh nghiêm trọng thường mắc phải ở trẻ em, có thể phá hủy hoàn toàn  răng sữa trẻ. Tuy dễ mắc phải nhưng cũng không khó để phòng.

Để trẻ ngủ với bình sữa còn đang bú. Khi trẻ ngủ, chất lỏng chứa đường sẽ bám lại quanh răng và sẽ gây ra sâu răng. Bao gồm cả việc cho con bú bằng sữa mẹ hoặc sữa pha.
Kéo dài thời gian cho con bú hoặc vừa cho con bú vừa ngủ.
Ẵm trẻ đi dạo cùng với bình sữa

Hãy để con bạn đi ngủ mà không bú bình …
Con bạn có thể đi ngủ mà không ngậm bình sữa. Sau đây là 5 mẹo nhỏ bạn có thể thử:

Hãy để bé đắp chăn “bảo vệ”, gấu bông, búp bê, hoặc một món đò chơi yêu thích khi đi ngủ,
Hát nhỏ cho bé nghe hoặc có thể bật nhạc nhẹ
Bế và rung nhẹ cho bé ngủ
Xoa lưng bé để giúp bé thoải mái
Đọc hoặc kể một câu truyện cho bé nghe

Những Ảnh Hưởng Của Sâu Răng Sữa Là Gì?
Mất răng
Các vấn đề về nghe và nói
Làm lệch răng vĩnh viễn
Gây đau nhức
Mất thẩm mỹ
Răng bị sâu

Tôi Có Thể Ngăn Ngừa Sâu Răng Sữa Bằng Cách Nào?
Hãy tạo cho trẻ thói quen đi ngủ mà không ngậm bình .
Đừng bao giờ cho trẻ đi ngủ cùng với một bình đầy sữa, nước trái cây, nước đường, hoặc nước có ga. Nếu như trẻ phải có bình mới đi ngủ được, thì chỉ nên dùng nước.
Không để trẻ vừa đi dạo vừa ngậm bình.
Hãy bắt đầu dạy trẻ dùng ly, cốc uống nước ở độ tuổi từ 6-12 tháng. Khi trẻ được 1 tuổi, đổi việc dùng bình sữa sang dùng ly, cốc.
Kiểm tra với nha sĩ hoặc bác sĩ để chắc chắn rằng con của bạn có đủ lượng fruor mỗi ngày.
Xem thêm:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phụ huynh lưu tâm đến trẻ mỗi ngày là đã hạn chế được phần lớn khả năng sâu răng xảy ra cho trẻ.

Chữa trị răng trẻ em bị siết bằng cách nào ?

Những chiếc răng sữa của bé mọc lên đầu tiên ở hàm dưới, thường vào lúc bé được 6 tháng tuổi, thời gian này không cố định, có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng rất trễ, đến thôi nôi mới mọc răng.




Một biểu hiện khác của sâu răng khá thường gặp ở hàm răng của trẻ là siết răng. Răng siết bị ăn đen, mòn dần, lâu ngày mòn hết thân răng, chỉ còn cái gốc cùn sát nướu răng, nhưng không đau đớn gì cả.

Siết răng xảy ra ở cả những bé vệ sinh răng miệng rất tốt. Răng bị siết khiến răng bé yếu, không thể ăn nhai những thức ăn cứng dai được và có thể bị ê buốt răng…ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.



Nguyên nhân chính gây răng trẻ em bị siết có thể do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Và ngay cả khi mang thai, nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi, dẫn đến men răng của bé bị yếu nên dễ bị siết. Vì vậy, có những trường hợp tuy bé không sử dụng nhiều đồ ngọt nhưng răng vẫn dễ bị sâu, yếu và mủn dần.

Cách điều trị răng siết hiệu quả

Khi răng trẻ em bị siết, bạn cũng không nên quá lo lắng, nhất là với trường hợp bé đang ở độ tuổi răng sữa. Các mẹ nên giúp bé hình thành thói quen chải răng đúng cách và thường xuyên để răng luôn sạch, ngăn ngừa sự ăn sâu của siết. Các phụ huynh nên nhớ, không nên cho bé dùng kem chải răng chung với kem chải răng của người lớn và nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.


Bạn nên đưa ngay bé đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Tùy vào tình mức độ răng siết và tình trạng sức khỏe của hàm răng mà bác sĩ sẽ giúp bé khắc phục những chiếc răng siết hiệu quả và an toàn. Tránh để tình trạng siết ăn lây sang hàm răng vĩnh viễn của bé sau này.

Hàng loạt biến chứng nguy hiểm vì lười đánh răng

Lười đánh răng không chỉ dừng lại ở việc làm răng bị ngả màu mà còn có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.



Hàm răng bị ố vàng



Những vụn thức ăn hàng ngày không được làm sạch là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra các vấn đề về răng miệng.

Nếu một người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ngày hoặc có đánh răng nhưng thực hiện với tốc độ quá nhanh, không đủ thời gian để làm sạch mảng bám có trong kẽ răng và kem đánh răng không thể phát huy được hết tác dụng của nó. Theo thời gian , những mảng bám còn sót lại trên răng sẽ tạo thành cao răng bám dính trên răng, răng sẽ mất đi độ trắng tự nhiên, sỉn màu và ngày càng trở nên mất thẩm mỹ.

Đa phần những người trưởng thành thường chủ quan hơn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của mình bởi nhiều lý do như: quá bận rộn, nghĩ men răng mình rất tốt, do tâm lý bỏ một lần đánh răng chắc cũng sẽ không sao… lâu dần sẽ trở thành thói quen. Người lớn thường có tâm lý rằng trẻ em mới dễ bị sâu răng vì trẻ hay ăn kẹo, thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm ngọt và do răng trẻ là răng sữa… Nhưng trên thực tế, trong một cuộc điều tra toàn quốc vào năm 2005 cho biết tỉ lệ sâu răng ở các lứa tuổi đều rất cao, trong đó người lớn chiếm đến 75%. Đây là một con số đáng báo động, cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt, sự hiểu biết thấp về kiến thức răng miệng đang rất phổ biến.


Những biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm từ việc lười đánh răng

Từ việc lười đánh răng hàng ngày có thể sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình đó là những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… những bệnh lý này khi đã mắc phải thường rất khó để điều trị và trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng áp xe răng, nang quanh chóp vô cùng đau đớn. Nhiều trường hợp vi khuẩn theo đường máu đi vào cơ thể và gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Hơn thế, những bệnh lý về răng miệng còn là nguyên nhân trực tiếp gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang… ở nhiều người. Việc đánh răng mà hàng ngày chúng ta vẫn thường xem nhẹ lại là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của cả người lớn và trẻ nhỏ.


Biện pháp phòng ngừa

Hàm răng của bạn rất dễ bị tổn thương từ những tác động bên ngoài nhưng cũng rất dễ dàng để bảo vệ nó bằng những cách rất đơn giản. Việc duy trì thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày là việc làm thực sự cần thiết, nó không chỉ đảm bảo cho hàm răng luôn khỏe mạnh, mà nó còn đảm bảo cho bạn một đời sống tinh thần phong phú. Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt thường xuyên; không ăn những loại thức ăn có nhiệt độ chênh lệch (nóng-lạnh) quá cao; không ăn đồ ăn quá cứng có thể làm vỡ, mẻ răng; và cuối cùng là hãy tạo lập cho bản thân thói quen đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày.

Nên dạy trẻ những thói quen chăm sóc răng miệng khoa học ngay từ nhỏ, dành thời gian đánh răng cùng trẻ, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây chính là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh lý cho răng miệng nhất. Việc tạo lập cho trẻ thói quen tốt cũng đồng thời gián tiếp giúp các bậc cha mẹ gần gũi hơn với các bé, tạo dựng và duy trì hạnh phúc của cả gia đình.

Những nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị các bệnh lý về răng miệng tấn công nhất, vì hàm răng trẻ còn yếu và do chưa biết cách tự chăm sóc răng miệng tốt cho mình. Đây là lý do bố mẹ cần phải quan tâm và có phương pháp chăm sóc răng miệng khoa học nhất cho trẻ.



Chăm sóc răng miệng cho trẻ phần đa đều là do bố mẹ thực hiện, trẻ nhỏ không thể tự thực hiện được tốt vấn đề này.

Làm sạch miệng cho trẻ ngay từ khi trẻ chưa mọc răng


Làm sạch miệng cho trẻ không chỉ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng cho trẻ mà còn tạo thói quen cho trẻ làm quen dần với việc làm sạch răng miệng hàng ngày, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan do vi khuẩn có hại có thể từ miệng đi vào cơ thể.

Ngay sau khi cho trẻ bú hoặc ăn, có thể dùng gạt hoặc miếng vải mỏng quấn quanh tay để làm sạch miệng cho trẻ.


Chăm sóc răng cho trẻ ngay khi trẻ mới bắt đầu mọc răng


Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ không tồn tại vình viễn nên không cần quá quan trọng nó, nhưng đây hoàn toàn là một tư tưởng sai lầm. Vì răng sữa tuy không tồn tại mãi, nó sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Vì thế ngay từ khi răng trẻ mới bắt đầu mọc các bậc cha mẹ phải có cách chăm sóc răng miệng của trẻ thật tốt. Răng vĩnh viễn có thể mọc đúng vị trí hay không, hoặc thậm chí là trẻ có phát âm chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào những chiếc răng sữa mới mọc của trẻ. Việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết và quan trọng.


Tìm kiếm những lỗ sâu răng : Răng bị ố vàng chính là dấu hiệu đầu tiên của sâu răng ở trẻ. Hạn chế tối đa việc cho trẻ bú khi ngủ, đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và tấn công, làm tổn thương răng của trẻ.

Nếu trẻ có thói quen bú bình khi ngủ thì bạn có thể thay thế nước lọc bằng sữa để hạn chế tối đa việc vi khuẩn có thể hình thành trong miệng của trẻ do có chất ngọt ở miệng trẻ.

Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn: Ngay sau khi trẻ ăn xong có thể cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước lọc để làm sạch miệng cho trẻ, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng, hạn chế tối đa vi khuẩn có thể phát sinh.

Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ: Khi răng trẻ đã bắt đầu mọc bạn có thể dùng kem đánh răng có chứa flour để vệ sinh răng miệng cho trẻ, ngoài ra trẻ nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour là một thành phần vô cùng quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và nó thường được thêm vào trong nước uống để bổ sung flour còn thiếu cho răng miệng.

Cho trẻ khám định kỳ tại các nha khoa: Cho trẻ đến khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất cho trẻ. Nên cho trẻ đến nha khoa ngay từ khi trẻ được 1 tuổi và bắt đầu cho trẻ đến khám định kỳ 3 – 6 tháng một lần, điều này có vai trò quan trọng trong việc kịp thời phát hiện những sai lệch có thể xảy ra với răng của trẻ để khắc phục.

Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng niềng

Bàn chải là vật dụng đầu tiên không thể thiếu để làm sạch răng. Nhưng chăm sóc răng miệng khi niềng răng không chỉ cần những chiếc bàn chải thông thường mà còn phải có loại bàn chải “đặc biệt” khác. Sau đây là hướng dẫn từ nha sĩ cách chải răng trong khi đang đeo mắc cài



Để chăm sóc răng miệng khi niềng tốt nhất, không những bạn cần biết cách mà còn cần sự hỗ trợ của các vật dụng nha khoa. Điều đó giúp bạn tránh được phát sinh bệnh lý răng miệng, tránh việc bong tuột mắc cài và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
1. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng bằng bàn chải


Bước 1: Sử dụng bàn chải thông thường làm sạch răng, trong quá trình đeo mắc cài răng sẽ trở nên nhạy cảm vì thế bạn nên chọn bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thon.

Thực hiện làm sạch tất cả các mặt răng thật kỹ lưỡng. Thao tác chải răng đảm bảo thực hiện đúng “kỹ thuật” như khi không đeo mắc cài. Nghiêng 45 độ, hướng chải tròn đều, từ tốn, nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, chải đủ thời gian, không vội vàng, ẩu thả.


Bước 2: Sử dụng bàn chải kẽ là loại bàn chải đặc trưng nhất mà người niềng răng nào cũng cần tới. Bàn chải được thiết kế dáng lưỡi liềm, đầu tròn gắn các lông cứng xung quanh.

Đầu bàn chải lưỡi liềm có thể luồn vào trong các kẽ răng và kẽ mắc cài để làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được.


2. Chỉ nha khoa không thể thiếu trong chăm sóc răng miệng khi niềng

Sợi chỉ tơ được thiết kế nhỏ và dai có thể luồn vào các kẽ nhỏ ở mắc cài, răng, giữa răng và mắc cài để lấy đi các mảng bám mà ngay cả bàn chải kẽ cũng không làm sạch hết.

Vì thế, thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn hãy lựa chọn cho mình loại chỉ nha khoa tốt nhất để việc chăm sóc răng miệng trong khi đang niềng răng được hiệu quả.


3. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn với nước súc miệng

Làm sạch răng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa thì nguy cơ còn sót lại mảng bám và cặn bẩn vẫn cao mà chúng ta không nhìn thấy. Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại nước súc miệng không có cồn trong quá trình đeo niềng răng. Nước súc miệng với sức mạnh riêng sẽ cuốn sạch được những vụn bẩn còn sót lại này. Bước súc miệng sẽ giúp làm sạch vòm miệng hoàn toàn triệt để.


4. Son dưỡng môi hỗ trợ chăm sóc răng miệng khi niềng

Son dưỡng không liên quan đến việc làm sạch răng, nhưng nó có nghĩa rất quan trọng đối với cảm giác của bệnh nhân trong khi đeo mắc cài trên răng. Mắc cài khi gắn trên răng sẽ khiến cho môi trở nên khô và khó chịu hơn bình thường. Khi đó, son dưỡng môi sẽ giúp làm dịu cảm giác của bạn nhanh chóng nhất.

5. Niềng răng bằng cách nào để thuận lợi cho việc chăm sóc răng miệng?

Đó là những vật dụng mà người niềng răng nào cũng phải cần đến để chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn. Khi niềng răng tại, các bác sỹ sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn về những loại vật dụng này và cho bạn biết nên dùng loại nào là tốt nhất, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng kỹ lưỡng.

Lời khuyên nhổ răng sữa cho trẻ em

Để biết được có nên nhổ răng sữa cho trẻ không cần qua sự thăm khám cụ thể của nha sỹ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên nhổ răng cho trẻ. Tất cả các bệnh lý mà bé mắc phải cần được thông báo cụ thể nhất cho nha sỹ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent. Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ. Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

 Khi bé được 18 tháng tuổi trở lên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng như bệnh lý hay lệch lạc để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Nhổ răng sữa cho bé đúng cách không đau tốt nhất là cần có sự can thiệp của nha sỹ. Có khá nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay với phương pháp dân gian mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Bên cạnh đó, nhổ răng sữa không đau còn phụ thuộc vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như công nghệ của từng nha khoa sử dụng. Quan trọng hơn trong quy trình nhổ răng sữa trẻ em là phương thức gây tê. Trung tâm thực hiện gây tê dạng bôi và dạng xịt trước cho những trường hợp các bé sợ đau khi gây tê bằng kim tiêm. Các bước này đảm bảo cho quá trình nhổ răng sữa đơn giản, thoải mái, không gây đau đớn cho bé.

Trên thực tế, việc duy trì răng sữa đầy đủ sẽ đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm, giúp bé phát âm chính xác và tròn tiếng hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trong thời kỳ bé tập ăn. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ xem có nên nhổ răng sữa cho trẻ không. Tự nhổ răng cho trẻ tại nhà phải được cân nhắc.

Theo quy luật tự nhiên, răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên, thân răng sữa phía trên sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo theo một độ tuổi nhất định như sau:

Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi
Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi
Hai răng nanh: 9-12 tuổi
Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi
Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đã đúng thời điểm thay răng, răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa mãi không rụng thì cần phải có tác động bên ngoài là nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự sức khỏe răng miệng của bé.

Trong một số trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng chệch bên cạnh răng sữa răng sữa chưa có dấu hiệu gãy rụng thì cần phải nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hoặc việc mọc song song răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ tạo nên các lệch lạch về răng miệng sau này, khiến cho răng khấp khểnh, xô lệch không đều, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Lấy cao răng là vô cùng cần thiết và cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, phòng trách các vấn đề bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…




Lấy cao răng nên tiến hành định kỳ mới tạo ra giá trị bảo vệ răng miệng đảm bảo nhất, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để biết các khắc phục kịp thời, tránh làm ảnh hưởng và tổn thương nhiều tới độ bền chắc của hàm răng sinh lý.
Lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?



Lấy cao răng là biện pháp nha khoa được khuyến khích áp dụng cho nhiều độ tuổi nên gần như là an toàn với cơ thể. Chi đặc biệt lưu ý về kỹ thuật lấy cao răng cho những trường hợp đặc biệt như trẻ nhỏ, người đang bị viêm nướu, người đang mắc các bệnh lây nhiễm,… Trong đó bao gồm cả phụ nữ đang mang thai. Bởi vì, thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, nhất là các chỉ định điều trị từ người mẹ. Cho nên, việc bạn cẩn trọng lấy cao răng có ảnh hưởng đến thai nhi không là rất cần thiết.

Trường hợp của bạn có điểm thuận lợi là bạn đã duy trì chế độ lấy cao răng định kỳ trong nhiều năm. Vì thế, khả năng là bạn có sức khỏe răng miệng khá tốt, có thể là không bị bệnh lý sâu răng hay viêm nướu. Nếu đúng như thế thì chỉ cần bạn được lấy cao răng bằng công nghệ hiện đại, không nạy bẩy là có thể yên tâm. Vì cơ bản lấy cao răng không xâm lấn, không làm ảnh hưởng đến mô răng, mô mềm và thần kinh cảm giác.

Chỉ khi lấy cao răng không đảm bảo, tay nghề bác sỹ không cao, gây tổn thương răng và nướu mới đáng lo ngại. Cho nên, nếu quyết định lấy cao răng, bạn nên thực hiện tại địa chỉ uy tín, có máy móc hiện đại, bác sỹ tay nghề giỏi. Khi đó, bạn sẽ được thăm khám kỹ, chỉ định chính xác và lấy cao răng đảm bảo, tuyệt đối an toàn.

Bạn đang trong tam cá nguyệt thứ 2 – là giai đoạn an toàn nhất trong thai kỳ, có thể trải qua các điều trị nha khoa được tốt nhất. Còn việc có ảnh hưởng đến thai nhi không phụ thuộc vào những yếu tố phân tích trên đây. Quan trọng nhất vẫn là thực hiện tại nha khoa uy tín và có ý kiến tư vấn từ các bác sỹ nhé!

Nếu chưa thật sự yên tâm, mời bạn đến trực tiếp Nha khoa , bác sỹ sẽ có những giải đáp và tư vấn tốt nhất cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!

Bao nhiêu tuổi thì bé hết mọc răng?

Thông thường, đến tầm 12 tuổi là trẻ đã mọc đủ các răng và không còn thay răng nữa. Tuy nhiên, đây không phải là điều xảy ra với tất cả các trẻ. Có trẻ 10, 11 tuổi đã có đủ các răng vĩnh viễn; và cũng có những bé đến 13, 14 tuổi nhưng vẫn còn mọc răng để hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn vủa mình.


>>phòng khám răng trẻ em Đồng Nai
>>phòng khám răng trẻ em ở Quận 10


Ở mỗi trẻ, tiến trình mọc răng lại hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Việc răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là điều bình thường hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ đẻ non, yếu, chế độ ăn của bé chưa hợp lý, chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều… Một số trường hợp đặc biệt, việc mọc răng chậm rất đáng ngại và cần can thiệp. 


Đó là ở những bé có liên quan đến một số bệnh như di truyền, chậm phát triển nói chung của cơ thể (không chỉ riêng răng mọc chậm mà các bộ phận khác của cơ thể, như chiều cao, cân nặng, trí tuệ…) cũng kém phát triển hơn các bạn khác. Nhưng thông thường, nhất là khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và khi tròn 3 tuổi thì trẻ mọc đủ 20 răng sữa. 


Ngoài 20 răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, 12 răng mới sẽ mọc lên và những mầm răng đầu tiên của nhóm này sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tuổi và được gọi là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Đây là những chiếc răng rất quan trọng. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc xong ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn (thường mọc ở khoảng 17 – 25 tuổi).

Trình tự mọc răng sữa của bé:
Từ 6 – 10 tháng: Bé bắt đầu có các dấu hiệu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, đó là 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
Từ 8 – 12 tháng: Bước sang tháng thứ 8, 2 chiếc răng cửa ở hàm trên bắt đầu nhú lên nhìn giống răng thỏ. Khi đó, trông bé rất dễ thương. Thông thường, các bé gái sẽ mọc răng sớm hơn các bé trai.
Từ 9 – 13 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng cửa bên dần lộ diện. Lúc này, hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
Từ 10 – 16 tháng: Trong khoảng thời gian này, 2 chiếc răng cửa bên của hàm dưới cũng đã xuất hiện. Đến thời điểm này, khi bé cười đã có 8 chiếc răng.
Từ 13 – 19 tháng: 2 chiếc răng hàm (1) ở hàm trên của bé bắt đầu chồi lên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Từ 14 – 18 tháng: 2 chiếc răng hàm (1) ở hàm dưới cựa quậy mọc lên.
Từ 16 – 22 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng nanh bắt đầu mọc lên và lấp đầy chỗ trống giữa răng cửa và răng hàm. Có thể sau này, chiếc răng này sẽ được thay thế bởi răng khểnh.
Từ 17 – 23 tháng: Trong khoảng thời gian này, ở hàm dưới bắt đầu mọc 2 chiếc răng nanh. Bây giờ, về cơ bản, khi bé cười đã nhìn thấy toàn bộ răng, và vì là răng sữa nên răng bé rất trắng.
Từ 23 – 31 tháng: 2 chiếc răng hàm phía dưới mọc lên.
Từ 25 – 33 tháng: Ở hàm trên, 2 chiếc răng hàm cuôis cùng đã bắt đầu chồi lên.


Như vậy, bé đã có đầy đủ 20 chiếc răng sữa đầu tiên của mình. Và từ giờ đến lúc 3 tuổi, bé đã sở hữu một nụ cười rất đẹp và rặng rỡ.

Dinh dưỡng cho bé trong thời kì mọc răng

Khi bước vào giai đoạn moc răng cũng là giai đoạn trẻ nhỏ bắt đầu có những thay đổi thói quen trong ăn uống. Đây cũng là giai đoạn các bâc cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chế độ dinh dưỡng cho bé, để bé có sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện.


>>hàn răng cho bé 3 tuổi
>>sâu răng hàm ở trẻ em
>>Lay tuy rang o tre em


Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn

1. Dinh dưỡng cho bé thời kì bé mọc 2 răng:

Trong giai đoạn từ 4-8 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay (bắt chước người lớn)…



Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, một số món ăn phù hợp với bé, như: khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc,…

Tránh xa những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì chúng đều không có tốt cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

2.Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng:
Trong giai đoạn từ 8-12 tháng bé sẽ mọc thêm 2 răng nữa. Do đó, dinh dưỡng cho bé lúc này cũng cần nhiều hơn.

Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn

Với các loại trái cây hoặc rau củ, bạn có thể sơ chế bằng cách luộc chín, hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền đến khi thật nhuyễn. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn, nhưng cần lưu ý là đồ ăn không được quá lạnh.

3. Dinh dưỡng trong thời kì bé mọc từ 6 đến 8 răng:
-Đến giai đoạn này, bé không còn bị những cơn đau răng làm cho khó chịu như khi mới mọc răng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.

Lúc này răng của bé cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như trứng, rau. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin và các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

4. Dinh dưỡng thời kì bé mọc từ 8 đến 12 răng:
Lúc này kỹ năng nhai của bé cũng cần được tăng cường nhiều hơn.

Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các món mới như: đậu hũ ghiền, thịt băm nhỏ,,,,

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những thức ăn rắn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích (có thể chế biến xúc xích thành những món ăn bắt mắt vào bữa sáng cho bé)

5. Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định:
Trong giai đoạn từ 16-20 tháng, các bé đã có từ 12 đến 20 cái răng, lúc này các răng của bé dần dần hoàn thiện và ổn định. Do đó, bạn có thể cho bé ăn thực phẩm của người lớn, như: gạo, mì, đậu tương, thịt,… 

Ngoài ra, để làm dịu bớt những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé, bạn có thể cho bé những đồ uống mát. Với bé trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước, hoặc có thể bé uống nước ép trái cây pha với nước. Khi bé trên 12 tháng bạn có thể cho uống sữa lạnh, vì các bé rất thích đồ uống này.

Được tạo bởi Blogger.